Không nên làm gì khi bị viêm khớp dạng thấp?
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp gây tăng cân?
Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ cao bị viêm khớp dạng thấp
Mắc bệnh viêm khớp nên ăn gì: 3 loại hạt chớ bỏ qua!
Những bài tập giúp giảm đau khi bị viêm khớp dạng thấp
Dưới đây là những yếu tố khiến cho bệnh viêm khớp dạng thấp nặng hơn mà bạn nên tránh:
1. Không tuân thủ phác đồ điều trị
Sau khi được chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp, bác sỹ sẽ đề nghị bệnh nhân tuân thủ một phác đồ điều trị để giúp kiểm soát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và các biến chứng của bệnh. Phác đồ bao gồm việc dùng thuốc, quá trình tập luyện thể dục thể thao và tái khám… Nếu bạn không tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu và trở nên khó kiểm soát.
Không tuân thủ phác đồ điều trị cũng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn
2. Thực phẩm gây viêm
Một số loại thực phẩm được cho là làm tăng viêm trong cơ thể, bao gồm: Đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, acid béo omega-6, carbohydrate tinh luyện, bột ngọt, gluten, chất tạo ngọt nhân tạo aspartame và rượu bia. Chế độ ăn uống tốt nhất cho viêm khớp dạng thấp nên loại trừ các thực phẩm nêu trên và tăng cường tiêu thụ thực phẩm chống viêm như rau củ quả.
3. Hút thuốc lá
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Arthritis & Rheumatism, các tác giả kết luận rằng cả những người hút thuốc lá trong hiện tại hay đã cai nghiện thuốc lá đều có triệu chứng viêm khớp dạng thấp nặng hơn và tổn thương khớp nhiều hơn những người không bao giờ hút thuốc lá.
Một nghiên cứu gần đây được công bố vào tháng 7/2014 trên Tạp chí Annals of the Rheumatic Diseases cũng khẳng định điều tương tự.
4. Stress
Có một thực tế là nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cho hay sau mỗi sự kiện căng thẳng hoặc đau thương, họ đều bị bùng phát các cơn đau do viêm khớp dạng thấp.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Arthritis Research and Therapy, cả cơ chế miễn dịch và cơ chế không miễn dịch có thể đều phải chịu trách nhiệm làm gia tăng các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh trong thời kỳ căng thẳng.
5. Không bảo vệ khớp
Bảo vệ khớp là một phần quan trọng của bất kỳ phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp nào. Mục tiêu của việc bảo vệ khớp là giảm đau, ngăn ngừa sự biến dạng, ổn định khớp và giảm căng ở các khớp. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng nẹp, thiết bị trợ giúp, tập thể dục... Không bảo vệ khớp có thể dẫn tới các chấn thương xương khớp nghiêm trọng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
6. Bỏ qua các triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp
Luôn lắng nghe cơ thể để nhận ra những triệu chứng sớm của các đợt bùng phát viêm khớp dạng thấp. Nhờ vậy, bạn có thể điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bình luận của bạn