6 thực phẩm cần tránh khi bị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp gặp nhiều ở người già

Làm sao để ngủ ngon khi bị viêm khớp dạng thấp?

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị trầm cảm

5 dấu hiệu cần thay đổi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Người bị viêm khớp nên và không nên ăn gì?

Sản phẩm từ sữa

Mặc dù các sản phẩm từ sữa có nhiều lợi ích để giữ cho xương khỏe mạnh nhưng nó cũng có tác dụng ngược lại đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.

Đối với các bệnh nhân đã bị dị dứng sữa bò từ trước (bất dung nạp lactose), họ rất có thể không dung nạp được protein casein có trong sữa. Khi đó, các kháng thể trong cơ thể sẽ tấn công protein này và tấn công thêm vào các khớp, làm các triệu chứng viêm khớp trở nên nặng nề hơn.

Nếu bạn đang lo lắng về đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày, hãy xem xét tiêu thụ các loại thực phẩm giàu protein lành mạnh như: Đậu phụ, đậu lăng, quinoa...

Đồ chiên rán, thức ăn nhanh

Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh có chứa nhiều chất béo no, đồ ăn chiên rán, bơ, mỡ... có thể tạo nên các chất gây kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, gây giãn mạch, xung huyết, khiến nhịp tim bị rối loạn, xơ vữa động mạch nhanh chóng hơn và triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ nặng hơn.

Thực phẩm giàu gluten

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên tránh các loại thực phẩm giàu gluten như: Bánh mì, trứng, khoai tây chiên... Ngoài việc ảnh hưởng đến các khớp, các nghiên cứu đã cho thấy rằng những thực phẩm này gây nên bệnh Celiac ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Theo Tạp chí Oxford Journal of Rheumatology, 41% bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp giảm hẳn các triệu chứng của bệnh sau khi chuyển sang dùng các bữa ăn chay không có gluten.

Đường tinh luyện

Không thể loại bỏ carbohydrates trong chế độ ăn uống của bạn, nhưng đường tinh luyện nên được loại bỏ hoàn toàn. Đường tinh luyện không chỉ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm tăng huyết áp mà còn làm gia tăng tình trạng viêm sưng.

Ăn mặn

Muối được biết đến là một tác nhân thường gây sưng và viêm ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Vì muối gây tích nước và sưng phù, từ đó làm tăng áp lực lên các khớp và dẫn đến đau nhức.

Rượu

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp uống nhiều rượu sẽ làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ bị gãy xương và các biến chứng khác. Ngoài ra, bệnh nhân viêm khớp hay dùng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) - loại thuốc này làm tăng nguy cơ loét dạ dày và chảy máu. Rượu cũng có tác dụng tương tự trên niêm mạc ruột. Vì vậy, rượu và NSAIDs, khi kết hợp với nhau làm gia tăng nguy cơ của các bệnh như chảy máu và loét.

Chính vì vậy, nếu không muốn chưa khỏi viêm khớp đã lo bị dạ dày, bạn nên từ bỏ rượu ngay lập tức.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già