- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Có nhiều cách giúp bố mẹ phòng ngừa cảm lạnh và cúm cho trẻ
20 cách để vượt qua cảm lạnh và cúm
Bị cảm lạnh có nên dùng thuốc kháng sinh?
5 món nên ăn và 1 món cần tránh xa khi bị cảm lạnh, cúm
Trẻ bị cảm lạnh khi nào cần đi khám?
1. Yêu cầu khách ghé thăm rửa tay
Mọi người có thể nghĩ bạn thô lỗ nếu yêu cầu họ rửa tay trước khi chạm vào em bé, nhưng điều này thực sự rất quan trọng. Vi trùng trên tay có thể xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé. Bởi vậy, bạn đừng ngại nói và nên nhấn mạnh rằng, bất cứ ai muốn chạm vào em bé nên rửa sạch tay trước đã.
2. Dùng dung dịch rửa tay diệt khuẩn
Nếu không tiện rửa tay bằng xà bông và nước sạch, hãy nhớ làm sạch tay bằng dung dịch rửa tay diệt khuẩn trước khi chạm vào em bé. Việc làm này cũng sẽ làm giảm số lượng vi trùng mà trẻ có thể tiếp xúc.
Để phòng ngừa cảm lạnh và cúm cho trẻ, người lớn nên rửa tay sạch
3. Người chăm sóc trẻ nên tiêm vaccine phòng bệnh
Những người chăm sóc trẻ nhỏ nên được tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ. Tỷ lệ bệnh ho gà đang tăng lên nhanh chóng do người lớn không được tiêm phòng sẽ truyền bệnh cho trẻ nhỏ. Trẻ mắc bệnh ho gà có thể tử vong. Phụ nữ mang thai cũng nên tiêm vaccine Tdap (giúp phòng bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà), để giảm nguy cơ trẻ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm trên.
Tiêm vaccine phòng cúm cũng rất quan trọng. Trẻ sơ sinh không thể tiêm phòng cúm cho đến khi chúng được 6 tháng tuổi. Mọi người xung quanh tiêm phòng cúm đầy đủ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
4. Tránh xa người đang bị bệnh
Nếu người thân, người giữ trẻ đang bị bệnh, hãy đề nghị họ không chạm vào trẻ và đề nghị họ che miệng khi ho hay hắt hơi.
5. Cho trẻ bú sữa mẹ nếu có thể
Cho con bú sữa mẹ là một cách quan trọng để nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ. Sữa mẹ chứa các kháng thể sẽ giúp xây dựng hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ trẻ tránh khỏi bệnh tật. Tuy vậy, điều này không đảm bảo sẽ giúp con của bạn không bao giờ bị bệnh.
Nếu bạn không thể cho con bú sữa mẹ, hãy nói chuyện với bác sỹ nhi về loại sữa công thức phù hợp nhất với trẻ, cũng như tìm hiểu những biện pháp khác giúp phòng ngừa bệnh cho trẻ.
6. Tránh xa đám đông
Tùy thuộc vào thời tiết, đi ra ngoài để hít thở không khí trong lành là điều tốt với cả bạn và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tụ tập nơi công cộng - nơi có rất nhiều người - lại là câu chuyện khác. Hầu hết các bác sỹ nhi đều khuyên bạn nên giữ trẻ sơ sinh tránh xa đám đông trong ít nhất vài tháng đầu đời.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non yếu, có thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Một loại virus, chẳng hạn như RSV chỉ gây các triệu chứng cảm lạnh ở những trẻ lớn và người lớn, nhưng có thể đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh. Bởi vậy, bạn nên làm những gì bạn có thể, tránh để bé tiếp xúc với những mầm bệnh này trong những ngày tháng đầu đời.
7. Biết khi nào nên gọi bác sỹ
Dù bạn có phòng ngừa thế nào cũng không thể bảo vệ bé 100%. Cảm lạnh không cần phải đi khám nhưng bạn nên theo dõi trẻ. Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt 38 độ nên đưa đi khám ngay. Nếu trẻ bị ốm và có vẻ không tỉnh táo hoặc ngủ li bì, bạn cũng nên gọi ngay cho bác sỹ.
Bình luận của bạn