7 cây cảnh giúp lọc không khí trong nhà, cải thiện đường hô hấp

Nhiều loại cây trồng có tác dụng tích cực trong việc thanh lọc không khí.

Làm sao để con không bị lây nhiễm các bệnh đường hô hấp?

Cho trẻ ăn gì để tránh các bệnh về đường hô hấp?

Cách phòng bệnh hô hấp "tấn công" khi trẻ tựu trường

Ô nhiễm không khí: Cẩn thận mắc các bệnh nguy hiểm

Năm 1989, một nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã thử nghiệm 19 loại thực vật để xem loại nào có thể làm sạch không khí trong nhà một cách hiệu quả.

Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ trong một ngày, 87% benzen (Chất này có thể gây ung thư, kích thích thần kinh, khó thở, co giật hay giảm huyết áp), formaldehyde (có thể gây ra dị ứng, kích ứng niêm mạc, bệnh suyễn và các bệnh da khác nhau) và trichloroethylene (có thể gây ung thư, gây kích tước mắt và da kích ứng, ảnh hưởng không tốt đến gan và thận) đã được loại bỏ bởi một số loại cây được thử nghiệm.

Dưới đây là 7 loại cây vừa có thể giúp thanh lọc không khí và làm đẹp ngôi nhà của bạn:

1. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một loại cây cảnh khá phổ biến, thường được trưng bày trong nhà hoặc văn phòng làm việc.

Chúng được NASA xếp hạng là “máy lọc không khí” tốt nhất nhờ việc hút được bụi bẩn, hấp thụ chất gây ô nhiễm và thanh lọc không khí, đặc biệt là khả năng chuyển đổi carbon dioxide thành oxy ngay cả khi mặt trời lặn.

Loài cây này mọc khá cao và tạo điểm nhấn tuyệt vời cho những chiếc bàn thấp.

Loài cây này mọc khá cao và tạo điểm nhấn tuyệt vời cho những chiếc bàn thấp.

Ngoài ra, việc chăm sóc cây lưỡi hổ cũng rất đơn giản, bởi chúng không cần nhiều ánh sáng, chịu được nóng và khô hạn tốt. Nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc cây thì lưỡi hổ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

2. Cây lan ý

Lan ý cũng là một loại cây có mặt trong bảng xếp hạng những cây trồng trong nhà giúp lọc không khí tốt nhất của NASA. Chúng có thể lọc không khí cực tốt và là công cụ tốt để giảm các bức xạ điện từ. Lan ý cũng là một loại cây trang trí trong nhà hoàn hảo bởi loại cây này có hoa màu trắng tuyệt đẹp.

Thực vật có hoa đôi khi đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, nhưng loài lan ý thì hoàn toàn trái ngược.

Thực vật có hoa đôi khi đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, nhưng loài lan ý thì hoàn toàn trái ngược.

Chúng có thể phát triển mạnh trong điều kiện ánh sáng gián tiếp và không cần tưới nhiều nước. Điều đó khiến lan ý trở thành một loại cây hoàn hảo cho những người mới làm quen với cây trồng. Tuy có nhiều lợi ích như vậy nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng, hoa lan ý khá độc đối với vật nuôi và trẻ em.

3. Cậy cọ lá tre

Theo nghiên cứu của NASA, cọ lá tre giúp làm sạch CO2 và VOCs (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, hầu như tồn tại mọi nơi trong không khí) trong nhà. Theo Conscious Living, chúng cũng là một máy tạo độ ẩm tự nhiên, tạo ra một lít nước trong không khí mỗi ngày.

Cọ lá tre có thể xử lí khá tốt các độc tố sinh ra từ nội thất.

Cọ lá tre có thể xử lí khá tốt các độc tố sinh ra từ nội thất.

Loại cây này có sức phát triển rất mạnh mẽ nhưng bạn có thể hạn chế chiều cao của nó bằng cách trồng trong một chậu nhỏ. Điều kiện lý tưởng nhất cho sự phát triển của cọ lá tre là ánh sáng mặt trời gián tiếp và được tưới nước thường xuyên trong mùa sinh trưởng của nó (nhưng không cần tưới nhiều nước trong những tháng thời tiết lạnh).

4. Cây kim tiền

Loại cây này có nguồn gốc từ Úc và Châu Á, chúng có tên gọi như vậy vì theo phong thủy, loại cây này được coi là một sự tăng cường thịnh vượng, giúp đem lại giàu sang, may mắn cho gia chủ.

Kim tiền là loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe và dễ chăm sóc.

Kim tiền là loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe và dễ chăm sóc.

Còn theo các nhà khoa học, cây kim tiền có tác dụng làm sạch không khí trong nhà của bạn một cách hiệu quả, đặc biệt là VOCs. Việc chăm sóc cây kim tiền cũng rất đơn giản, chúng chỉ cần ánh nắng gián tiếp và không cần tưới quá nhiều nước để có thể phát triển mạnh mẽ, tươi tốt.

5. Cây Philodendron (cây trầu bà)

Cây trầu bà hay còn biết đến với tên gọi là trầu bà vàng hay vạn niên thanh leo. Được nhiều người yêu thích nhờ khả năng thanh lọc không khí tuyệt vời. Những chiếc lá lớn của nó về cơ bản như là một chiếc "máy lọc không khí", tập hợp các hạt gây ô nhiễm và thải ra khí oxy sạch, trong lành hơn.

Cây trầu bà là một trong những loại cây trồng trong nhà không cần nắng.

Cây trầu bà là một trong những loại cây trồng trong nhà không cần nắng.

Cây trầu bà là loại thực vật dễ sinh trưởng, dễ trồng, không đòi hỏi bạn phải khéo léo hay dành quá nhiều công chăm sóc. Lưu ý, không nên cho trẻ em tiếp xúc với cây trầu bà, bởi cây có độc ở phần lá và thân. Chất calcium oxalate trong cây sẽ gây bỏng rát miệng, buồn nôn, tiêu chảy,…

6. Cây lan chi

Cây lan chi được gọi với nhiều tên khác nhau như cỏ lan chi, cây dây nhện, cây lan móc,.. Loài cây này có nguồn gốc ở Châu Phi sau đó được nhân giống ở nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan,..

Cây lan chi góp phần làm sạch không khí và giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh về đường hô hấp.

Cây lan chi góp phần làm sạch không khí và giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh về đường hô hấp.

Loại cây này an toàn cho vật nuôi này và có khả năng làm sạch không khí tự nhiên. Trên thực tế, nghiên cứu của NASA cho thấy chúng là loại cây trồng trong nhà hiệu quả nhất trong việc loại bỏ formaldehyde (một loại chất độc nhưng cũng là một phân tử phổ biến trong vũ trụ) trong nhà.

Lan chi thực sự rất dễ trồng, chỉ cần đặt chúng ở vị trí sáng sủa, có ánh nắng gián tiếp và thỉnh thoảng tưới nước cho cây là cây có thể sống khoẻ.

7. Cây đa búp đỏ (cây cao su)

Cây đa búp đỏ giống như những loại cây cảnh khác giúp làm sạch không khí, đồng thời loại bỏ luôn cả khí độc như formaldehyde, carbon dioxide bảo vệ đường hô hấp cũng như hệ thần kinh.

Loại cây này thực sự là một “máy lọc không khí” trong nhà rất hiệu quả. VOCs được hấp thụ vào lá cây và hoạt động qua cây vào đất để chuyển hóa thành oxy.

Cây đa búp đỏ thích ánh sáng mặt trời gián tiếp, đất ẩm và độ ẩm cao.

Cây đa búp đỏ thích ánh sáng mặt trời gián tiếp, đất ẩm và độ ẩm cao.

Cây đa búp đỏ phát triển mạnh ngay cả trong điều kiện ánh sáng ít. Bạn nên tưới nước đều đặn 1 lần mỗi ngày để duy trì độ ẩm giúp cây sinh trưởng tốt. Dù cây ưa ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều, nước bị ứ đọng lâu gây ngập úng, khiến cây dễ bị nấm bệnh và chết.

 
Việt An (theo Goodnet)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp