Học sinh đeo khẩu trang khi đến trường - Ảnh: Internet
“Lá chắn” vaccine cho trẻ trước thềm năm học mới
Chìa khóa giúp trẻ tăng đề kháng, ít ốm vặt cho năm học mới
Những lưu ý giúp trẻ bảo vệ sức khỏe trong năm học mới
Tưng bừng lễ khai giảng năm học mới tại ngôi trường cũ của GS Ngô Bảo Châu
Khi tựu trường không chỉ là nỗi lo sách vở
Thời điểm hiện tại, nhiều trường học trên cả nước đã đón học sinh trở lại trường. Theo kế hoạch, cả nước sẽ đồng loạt khai giảng vào ngày 5/9 tới. Giờ cũng là thời điểm các bậc phụ huynh tất bật sắm sửa sách vở, quần áo mới cho con trước thềm năm học mới.
Diễn ra trong bối cảnh vẫn còn nhiều biến động của dịch bệnh, từ các loại bệnh chuyển mùa, bệnh truyền nhiễm đến bệnh đường hô hấp, mùa tựu trường năm nay cũng không tránh khỏi ít nhiều lo lắng.
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ trên Báo Dân trí, ở nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, những bệnh viêm đường hô hấp thường xuyên lưu hành.
Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, trung bình mỗi ngày có khoảng 20 - 30 trẻ phải nhập viện do mắc bệnh đường hô hấp, có các yếu tố nguy cơ nặng.
Còn tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai hơn tháng nay vẫn duy trì điều trị nội trú cho khoảng 130 bệnh nhi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...
Các chuyên gia cho rằng, trẻ đi học tập trung trở lại, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình. Trong giai đoạn chuyển mùa và tựu trường tới đây, số trẻ mắc các bệnh đường hô hấp có thể tiếp tục gia tăng.
Để con "khỏe mạnh - an toàn" khi đến trường
Các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc, khí độc, bụi... là những nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên. Mầm bệnh lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua các giọt bắn hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện gần. Ngoài ra, nếu chạm tay vào các bề mặt có dính virus hay vi khuẩn gây bệnh rồi chạm lên mắt, mũi, miệng cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường hô hấp là ho chảy mũi, hắt hơi, sốt... Bệnh diễn biến từ 3 đến 5 ngày, sau đó giảm dần và vào giai đoạn hồi phục. Tuy nhiên, khi đã giảm sốt, trẻ sốt đi kèm mệt mỏi, ăn kém... thì người nhà phải nghi ngờ liệu có bội nhiễm do vi khuẩn sau nhiễm virus. Lúc này cần cảnh giác và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị kịp thời.
Để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ lây nhiễm đường hô hấp, luôn cần sự phối hợp từ phía nhà trường và gia đình.
Tại trường học phải đảm bảo khử khuẩn môi trường sạch sẽ, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng. Nhà trường nên vệ sinh và mở cửa lớp học thoáng mát khi đón học sinh trở lại trường.
Còn đối với phụ huynh, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ mang mầm bệnh. Theo BS.Đỗ Thiện Hải: "Những người làm việc, sinh hoạt ở nơi tập trung đông hay những người vào bệnh viện thăm nom người bệnh... Đó là những nguồn có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng và lây bệnh cho trẻ".
Ngoài ra, cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, uống đủ nước; Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ. Tránh tập trung nơi đông người, nếu đến nơi đông người cần bảo vệ bằng đeo khẩu trang y tế và cần tiêm vaccine phòng bệnh đúng lịch.
Đặc biệt, cần giúp trẻ hình thành ý thức về việc phòng chống bệnh, cha mẹ cần giải thích cặn kẽ cho con hiểu về các nguy cơ lây lan và tác hại của dịch bệnh. Bởi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh này sẽ tồn tại ở mọi nơi mà con tiếp xúc như: Dụng cụ học tập, bàn ghế, đồ chơi… Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Trong thời điểm này, những chai nước rửa tay dạng xịt hay gel diệt khuẩn sẽ là món "bảo bối" hữu hiệu để giúp con luôn sạch khuẩn mọi lúc mọi nơi.
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, kể cả những trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để đánh giá sơ bộ, chẩn đoán bệnh. Đồng thời, nhân viên y tế sẽ tư vấn cách theo dõi các dấu hiệu nào cần cho trẻ nhập viện.
Bình luận của bạn