Những nguyên nhân khiến những cơn ho dai dẳng, mãi không khỏi
Trẻ bị ho mãi không khỏi là mắc bệnh gì?
Các nguyên nhân gây ho ở trẻ
Công bố nghiên cứu về hoạt chất Lunasin hỗ trợ đẩy lùi ung thư phổi
Hút thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi mạn tính
Hút thuốc lá: Các chuyên gia cho rằng, hút thuốc lá lâu dài có thể làm hỏng toàn bộ đường hô hấp, gây tổn thương vĩnh viễn các cấu trúc bảo vệ đường hô hấp, khiến phổi phải tiếp xúc với mọi nhân tố gây kích ứng. Ho chính là phản ứng tự vệ của cơ thể để loại bỏ các nhân tố này. Tuy nhiên, nếu bạn từ bỏ được thói quen này thì những cơn ho có thể sẽ chấm dứt.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Tình trạng này chủ yếu gây ra bởi các virus gây cảm lạnh di chuyển sâu vào phổi, dẫn đến phản ứng ho của cơ thể nhằm đẩy chất đờm xanh xám ra ngoài. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường do virus gây ra và kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt các virus này.
Lao phổi: Triệu chứng đặc thù của bệnh lao phổi là ho dữ dội, suy nhược cơ thể, ho ra máu, đổ mồ hôi khi ngủ và sụt cân. Đây là một bệnh có tính lây lan cao và cần điều trị bằng kháng sinh mạnh trong 6 đến 12 tháng.
Các vấn đề về tim: Những vấn đề về tim có thể khiến dịch lỏng trong cơ thể xâm nhập vào phổi, thường gây ra ho dai dẳng, suy nhược cơ thể và mệt mỏi ngay cả khi dùng ít sức lực. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.
Ho do thuốc: Đôi khi, các loại dược phẩm cũng có thể gây ho. Một số loại thuốc điều trị huyết áp thường là thủ phạm gây ho khan, đặc biệt vào ban đêm. Nếu bạn bị ho khi sử dụng thuốc mới, hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn thuốc thay thế để giảm ho.
Ung thư phổi: Ho đôi khi còn chỉ ra các tình trạng nghiêm trọng về sức khỏe như ung thư phổi. Các cơn ho do ung thư phổi thường dai dẳng và ngày càng trầm trọng hơn. Ho ra máu, đau thắt lồng ngực và suy nhược cơ thể là các triệu chứng khác của bệnh này. Các bác sỹ thường sử dụng sinh thiết, xét nghiệm máu và chụp phổi để xác nhận căn bệnh này.
Hen suyễn: Hen suyễn làm sưng khí quản, khiến người bệnh khó thở. Hen suyễn thường gây ho nặng dần về đêm, đi kèm với âm thanh khò khè. Tiếng khò khè này cho thấy có dị vật trong khí quản, gây ra khó thở và khó ngủ.
Ợ nóng: Chứng ợ nóng đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn vòm họng, dẫn đến ho. Cơn ho do ợ nóng thường xuất hiện nếu bạn đi ngủ sau khi ăn nhiều vào bữa tối hoặc sau khi tiêu thụ quá nhiều một bữa ăn không lành mạnh. Hãy tránh ăn tối gần giờ đi ngủ, hoặc sử dụng gối kê đầu cao hơn để ngăn trào ngược acid dạ dày.
Bình luận của bạn