Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Có phải bị ho do thuốc?
7 điều tuyệt đối phải tránh khi đang bị ho
“Giải mã” bệnh từ tiếng ho của trẻ
Mẹ mang thai, sinh con hộ con gái
Ho được chia làm hai loại: Ho khan và ho có đờm. Ho khan có thể do cảm lạnh, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi... thường kèm theo ngứa họng, khàn tiếng, mất giọng. Nguyên nhân thường do thay đổi thời tiết, hít phải bụi bặm, khói. Ho có đờm thường kèm theo tình trạng khạc ra chất nhầy, khó thở khiến trẻ rất mệt mỏi. Đây có thể là triệu chứng còn lại sau khi bị đau họng, viêm tắc mũi, viêm xoang.
Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, nhưng cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em. Nếu thấy trẻ bị ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài, suy kiệt... các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ để được khám cẩn thận. Thuốc ho được lựa chọn phải dựa vào đặc điểm ho khan hay ho có đờm. Ho khan thường do cảm lạnh, cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên, chảy nước mũi vào trong hoặc do kích ứng; có thể dùng tecpin-codein, dextromethorphan và kháng histamin về đêm.
Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính. Việc dùng các thuốc long đờm, tiêu chất nhày, giãn phế quản kết hợp với corticoid, các men như serrapeptase hoặc chymotrypsin và kháng sinh là có hiệu quả tốt.
Ho là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Trẻ nhỏ là đối tượng mắc bệnh ho nhiều nhất bởi sức đề kháng còn yếu. Trẻ lại hay chạy nhảy nên thường ra nhiều mồ hôi nhưng trẻ không biết tự lau, lại mải chơi mà không chú ý tự giữ ấm cho cơ thể... nên rất dễ bị ho. Bởi vậy, khi trẻ bị ho nhiều cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng
Bình luận của bạn