Dân số Ấn Độ sắp vượt Trung Quốc

Hàng dài người dân Ấn Độ đến đài tưởng niệm tại công viên India Gate, thủ đô New Delhi - Ảnh: The Tatva

Khủng hoảng dân số tại quốc gia đông dân nhất Thế giới

Dòng chảy Sức khỏe+: Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dự đoán mới cho tương lai nhân loại

Ngày Dân số Thế giới (11/7): Thế giới sắp cán mốc 8 tỷ người

Xu hướng trái ngược của Ấn Độ và Trung Quốc

Tới cuối tháng 4, dân số Ấn Độ sẽ chạm mốc 1.425.775.850 người, sau đó vượt qua dân số của Trung Quốc đại lục. Đây là thông tin được Cơ quan Kinh tế và Vấn đề Xã hội của Liên Hợp Quốc đưa ra vào ngày 24/4.  

Trước đó, báo cáo Dân số Thế giới Thường niên của Liên Hợp Quốc dự báo phải tới giữa năm nay, Ấn Độ mới có thể đuổi kịp quốc gia đông dân nhất thế giới. Cơ quan này đã cập nhật kết quả dựa trên dữ liệu thống kê mới nhất, tuy vẫn chưa thể kết luận thời điểm cụ thể.

Việc dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc một phần là nhờ tốc độ gia tăng dân số nhanh của quốc gia Nam Á này. Đồng thời, dân số Trung Quốc cũng có dấu hiệu chững lại từ sau khi chạm mốc 1,426 tỷ người vào năm ngoái.

Ấn Độ sắp chính thức vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới

Ấn Độ sắp chính thức vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới

Trung Quốc giữ kỷ lục là quốc gia đông dân nhất thế giới kể từ khi Đế quốc La Mã sụp đổ vào thế kỷ 5. Liên Hợp Quốc dự đoán, đến cuối thế kỷ 21, dân số Trung Quốc sẽ giảm dần đều. Dữ liệu này không bao gồm dân số của Đài Loan, Ma Cao và Hồng Kông.

Trong khi đó, dân số của Ấn Độ sẽ còn tiếp tục tăng trưởng ổn định trong những thập kỷ tới. Ước tính với tốc độ hiện tại, đến năm 2050, quốc gia này có thể chạm mốc 1,5 tỷ dân. Tỷ lệ sinh tại Ấn Độ là 2,0 con/phụ nữ, xấp xỉ tỷ lệ sinh thay thế là 2,1. Đây là mức sinh mà trung bình một phụ nữ trong toàn bộ cuộc đời sinh đẻ của mình.

Quy mô dân số Trung Quốc đã "thu nhỏ" đáng kể do chính sách "một con" nghiêm ngặt của quốc gia này kéo dài tới tận 2016. Tốc độ tăng trưởng chậm dần do chi phí sinh hoạt tăng cao, ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào thị trường lao động và có nhu cầu học lên cao. Năm ngoái, tỷ lệ sinh tại Trung Quốc là 1,2 con/phụ nữ - một trong những mức thấp nhất thế giới.

Dân số tăng: "Vừa mừng vừa lo"

Ranh giới giàu nghèo tại Mumbai (Ấn Độ), với khu ổ chuột Dharavi toàn những ngôi nhà mái xanh - Ảnh: Nhiếp ảnh gia Johnny Miller/Insider

Ranh giới giàu nghèo tại Mumbai (Ấn Độ), với khu ổ chuột Dharavi toàn những ngôi nhà mái xanh - Ảnh: Nhiếp ảnh gia Johnny Miller/Insider

Theo CBS, nhà nhân khẩu học Rachel Snow – Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) nhận định: "Điều quan trọng với Ấn Độ là cách thức đầu tư hiệu quả và nhanh chóng để đạt được lợi tức dân số". Lợi tức dân số được định nghĩa là những ích lợi kinh tế có được từ biến đổi dân số. Ấn Độ có lượng lớn người trẻ tuổi bước vào độ tuổi sinh sản (tức dân số sẽ liên tục tăng), cũng đồng thời là độ tuổi tham gia thị trường lao động.

Một khảo sát của UNFPA vào năm 2023 cho thấy, quan điểm phổ biến ở Ấn Độ là quy mô dân số của họ "quá lớn và tỷ lệ sinh quá cao". Nỗi lo đã lan tỏa vào phần đông công chúng, chủ yếu về những thách thức mà Ấn Độ có khả năng gặp phải như: Đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế, việc làm, giáo dục và chăm sóc y tế.

Hiện Ấn Độ đã lấy lại tốc độ phát triển kinh tế nhanh như thời gian đầu đại dịch, vượt qua Vương quốc Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học liên tục chỉ ra sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng tại quốc gia này.

Khoảng cách thu nhập giữa nam giới và nữ giới cũng chênh lệch đáng kể. Số lượng phụ nữ đi làm nhìn chung còn thấp, ngay cả khi so sánh với Trung Quốc.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn