Ngày Lương thực Thế giới được cử hành vào ngày 16/10 hàng năm trên khắp thế giới - Ảnh: FAO
Hội đồng Tư vấn thuốc: Một năm khó khăn và thách thức
Danh sách các loại cá và thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao nhất, thấp nhất
FDA đề xuất định nghĩa mới về "thực phẩm lành mạnh"
Các Doanh nghiệp của Ấn Độ tham quan Viện Thực phẩm chức năng
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) được thành lập vào ngày 16/10/1945. Từ năm 1979, ngày này được chọn làm Ngày Lương thực Thế giới, nhằm tăng cường an ninh lương thực trên toàn thế giới và nhận thức về các vấn đề xung quanh đói nghèo.
Năm nay, với chủ đề "Không để ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind), FAO tập trung vào 4 mục tiêu: Sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn. Đây được xem là cơ hội để chia sẻ rộng rãi với cộng đồng về việc chuyển đổi các hệ thống lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo cho tất cả người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng, trong khi vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trên thế giới, hàng triệu người không có đủ khả năng thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Điều này khiến họ đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng và ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, việc chấm dứt nạn đói lại không nằm ở nguồn cung, bởi hiện nay, lương thực được sản xuất đủ để nuôi sống tất cả người dân trên toàn cầu. Vấn đề nằm ở khả năng tiếp cận những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đại dịch COVID-19, xung đột và căng thẳng quốc tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng… đã và đang làm trầm trọng thêm khó khăn cũng như an ninh lương thực của nhiều quốc gia.
Ngày 12/10, tại Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với FAO, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới (WFD) lần thứ 42. Tại đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu: "Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng của khoảng 100 triệu dân Việt Nam và xuất khẩu".
Bình luận của bạn