4 bí quyết giúp khỏe mạnh khi về già

Chế độ chăm sóc thể lực và trí tuệ giúp người cao tuổi sống lâu, sống khỏe

Rèn luyện thể lực đem lại nhiều lợi ích với người cao tuổi

Những hoạt động bổ ích giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ

TP.HCM khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho người cao tuổi từ năm 2024

9 thói quen “xấu” đem lại cuộc sống khỏe mạnh cho người cao tuổi

Tập thể dục để bảo vệ cơ thể và não bộ

Chăm vận động, rèn luyện thể thao không chỉ giúp giảm nguy cơ chấn thương, mà còn giúp cải thiện chức năng não bộ và sức khỏe tinh thần. Theo TS Kirk Erickson – Giám đốc Trung tâm Thần kinh học Tịnh tiến tại AdventHealth (Florida, Mỹ), hoạt động thể chất là một trong những biện pháp tốt nhất để giữ não bộ khỏe mạnh khi về già.

Các nghiên cứu của ông cho thấy, quá trình lão hóa đi kèm hiện tượng teo não, đặc biệt là ở hồi hải mã – vùng não đảm nhiệm hình thành ký ức. Việc tập thể dục giúp duy trì vùng não này, thậm chí trong nhiều trường hợp còn giúp tăng kích thước.

Thói quen tập thể dục đem lại càng nhiều lợi ích khi bạn bắt đầu càng sớm, ngay từ thời trẻ. Tuy vậy, ngay cả người cao tuổi vẫn nên duy trì tập thể dục 5 buổi/tuần, mỗi buổi 30 phút. Hình thức tập luyện phù hợp là bài tập cường độ vừa phải như đi bộ. Ngoài ra, rèn luyện thể lực bằng cách nâng tạ cũng giúp đẩy lùi tình trạng mất cơ do tuổi già, giảm nguy cơ té ngã và giúp kéo dài tuổi thọ.

Rèn luyện sức khỏe tinh thần

Vận động trí óc bằng cách học sử dụng internet giúp bảo vệ não bộ minh mẫn

Vận động trí óc bằng cách học sử dụng internet giúp bảo vệ não bộ minh mẫn

Sức khỏe của tâm trí cần được rèn luyện bằng các bài tập giúp trí não minh mẫn, linh hoạt. Người cao tuổi được khuyến cáo chơi trò chơi giải ô chữ, đọc sách, thực hiện các sở thích cá nhân. Một nghiên cứu cho thấy, hành động đơn giản như đọc báo điện tử, tìm kiếm chủ đề trên Google cũng là những kích thích có lợi với trí não.

Ngoài ra, để sung sức về tinh thần, người cao tuổi cần kiểm soát stress. Biện pháp đơn giản như thiền định 10 phút mỗi ngày giúp cải thiện tâm trạng và củng cố các kết nối thần kinh trong não bộ.

Giao tiếp và tương tác với mọi người

"Đại dịch cô đơn" được cảnh báo đang ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay. Sự cô đơn và thiếu tương tác xã hội có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần  - chìa khóa giúp sống lâu, sống khỏe.  

Nhiều sự kiện trong cuộc đời có thể dẫn tới sự cô đơn: Người thân qua đời; Bạn đời bỗng mắc sa sút trí tuệ; Nghỉ hưu; Con cháu ra ở riêng… Người cao tuổi được khuyến cáo tích cực duy trì mối quan hệ với bạn bè, các thành viên trong gia đình và hàng xóm. Việc tham gia các hội nhóm, làm tình nguyện cũng giúp tạo thêm động lực và các kết nối lành mạnh trong cuộc sống khi về già.

Tạo thói quen ngủ lành mạnh

Giấc ngủ ngon là điều cần thiết đối với sức khỏe người cao tuổi

Giấc ngủ ngon là điều cần thiết đối với sức khỏe người cao tuổi

Theo TS. Jamie Zeitzer – cố vấn tại Rise Science, người cao tuổi gặp nhiều khó khăn trong duy trì giấc ngủ, dù nhu cầu ngủ đủ giấc của họ không thay đổi nhiều so với thời trẻ. Nguyên nhân có thể do người cao tuổi nhạy cảm hơn với âm thanh và nhiệt độ, nhạy cảm với đồ uống chứa caffeine.

Trong khi đó, tình trạng thiếu ngủ, ngủ không ngon kéo dài có liên quan mật thiết tới trầm cảm, Alzheimer và nhiều bệnh mạn tính khác. TS. Zeitzer khuyến cáo, người cao tuổi nên hạn chế uống cà phê, trà đặc vào chiều tối. Tùy theo sở thích, một vài biện pháp thư giãn trước giờ ngủ như đọc sách, xem TV có thể giúp người cao tuổi vào giấc dễ dàng hơn.

 
Quỳnh Trang (Theo Fortune)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già