Người bị viêm ruột nên lựa chọn rau củ nào?

Với người mắc bệnh viêm ruột, chất xơ làm nặng thêm tình trạng đầy bụng, khó tiêu

Cách nhận biết và chăm sóc da bị viêm nang lông

Mắc bệnh Crohn, viêm ruột có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật

Ăn bắp cải tím giúp đường ruột khỏe mạnh?

Bệnh viêm ruột (IBD) gây ra đau bụng ở vị trí nào?

Chất xơ và bệnh viêm ruột

Chất xơ là một dạng carbohydrate mà cơ thể không thể tiêu hóa hoàn toàn. Khi tới dạ dày, chất xơ trì hoãn quá trình phân giải thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng nên tạo cảm giác no. Ở ruột già, chất xơ giúp phân mềm và được thải ra ngoài mau hơn. Người khỏe mạnh được khuyến cáo ăn đủ 25-30gr chất xơ mỗi ngày.

Cũng vì những đặc điểm này, chất xơ làm tăng thành phần chất bã trong ruột. Với người bình thường thì không sao, nhưng với người có hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, chất xơ có thể trở thành gánh nặng. Chế độ ăn ít chất xơ phù hợp hơn với người bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột Crohn hay mắc hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng.

Người chuẩn bị phẫu thuật, nội soi đại tràng, đang gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy… cũng được khuyến cáo hạn chế ăn thực phẩm giàu chất xơ. Khi đó, hệ tiêu hóa (nhất là ruột già) được nghỉ ngơi, giảm lượng phân mà cơ thể tạo ra, tăng cơ hội hấp thu chất dinh dưỡng.Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định bạn cắt giảm chất xơ, ăn không quá 10gr mỗi ngày.

Rau củ quả lành tính cho người cần cắt giảm chất xơ

Khi thực hiện chế độ ăn ít chất xơ, bạn không nhất thiết phải kiêng rau củ, trái cây hoàn toàn. Lựa chọn thực phẩm phù hợp, kết hợp với cách chế biến an toàn, giúp bạn đảm bảo dinh dưỡng mà không lo gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

Chất xơ trong rau củ quả tập trung chủ yếu ở vỏ, xơ và hạt. Loại bỏ những phần này giúp giảm hàm lượng chất xơ. Ngoài ra, quá trình nấu ăn, chế biến với nhiệt giúp phá vỡ màng tế bào thực vật, giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn. Biện pháp bảo quản như đóng hộp, đông lạnh cũng giúp tạo ra thành phẩm mềm và dễ tiêu hơn.

Bí ngô, khoai tây có thể chế biến thành các món nghiền nhuyễn dễ ăn

Bí ngô, khoai tây có thể chế biến thành các món nghiền nhuyễn dễ ăn

Dưới đây là một số thực phẩm lành tính, chứa khoảng 3gr chất xơ/mỗi khẩu phần ăn. Bạn cũng có thể chế biến chúng thành những món soup, canh mềm.

Khoai tây

1 củ khoai tây cỡ vừa, khi gọt vỏ, còn chứa khoảng 2gr chất xơ. Với hàm lượng tinh bột và vitamin cao, bạn có thể chế biến khoai theo cách nghiền, nướng chín mềm, nấu canh để khoai nhừ và dễ tiêu.

Các loại quả họ bí như bí đao, bí ngô đều có thể nấu chín mềm và chứa hàm lượng chất xơ thấp. 70gr bí ngô nấu chín chứa khoảng 3gr chất xơ. Bí ngòi mọng nước có hàm lượng chất xơ thấp hơn. Bạn chỉ cần gọt vỏ bí thật sạch trước khi nấu, loại bỏ phần hạt để giảm chất xơ.

Cải bó xôi

100gr cải bó xôi chứa khoảng 2,2gr chất xơ, có thể chế biến thành món canh, chiên cùng trứng, thậm chí là xay sinh tố.

Cà chua

Cà chua ít chất xơ, có thể làm nước ép hoặc nấu thành soup

Cà chua ít chất xơ, có thể làm nước ép hoặc nấu thành soup

Một quả cà chua tươi, còn vỏ và hạt chỉ chứa khoảng 1gr chất xơ. Bạn có thể biến loại quả này thành các món ăn mềm và tươi ngon, đa dạng màu sắc và không lo bụng ậm ạch.

Dưa chuột

52gr dưa chuột chứa khoảng 0,5gr chất xơ. Khi gọt vỏ và bỏ hạt dưa chuột, bạn có thể thưởng thức loại quả tươi ngon, mọng nước này suốt mùa Hè.

Nước ép trái cây

Để bổ sung vitamin từ rau củ quả mà không ngại chất xơ, bạn có thể biến chúng thành nước ép bằng cách dùng máy ép chậm. Thiết bị này sử dụng công nghệ ép lạnh (cold-pressed), có thể loại bỏ hầu hết bã (chất xơ thô) khỏi nước ép, giữ lại một lượng chất xơ hòa tan và vitamin. Bạn nên tự làm nước ép tại nhà, bắt đầu uống từng lượng nhỏ theo hướng dẫn của bác sĩ.

 
Quỳnh Trang (Theo Well and Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng