Lưu ý trong chế độ ăn uống để phòng ngừa loãng xương
3 dấu hiệu chứng tỏ bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương
5 phương pháp tự nhiên giúp phòng ngừa chứng loãng xương
Đậu nành giúp giảm nguy cơ loãng xương sau mãn kinh
Loãng xương và gai cột sống sau mãn kinh phải làm sao?
Bổ sung các loại thực phẩm giàu magne và kali vào chế độ ăn uống
Kali là không có tác dụng tăng sức khỏe của xương, nhưng các khoáng chất này giúp dây thần kinh và cơ bắp liên kết với nhau tốt hơn. Nó cũng giúp các tế bào loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Magne là chất cần thiết cho sự phát triển cấu trúc của xương và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội môi xương bằng cách điều chỉnh nồng độ của hormone tuyến cận giáp.
Để tăng lượng magne, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như rau bina, củ cải đường, rau lá xanh, cà chua, khoai tây, khoai lang, nho khô và các loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó... Nếu muốn tăng lượng kali thì bạn nên ăn các loại thực phẩm như khoai lang, khoai tây trắng, sữa chua và chuối.
Tiêu thụ ít caffein và hạn chế uống rượu
Không nhiều người biết rằng caffeine có tính lợi tiểu cao, từ đó khiến calci bị đào thải trong nước tiểu. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt calci và cuối cùng dẫn tới mất xương.
Chính vì lý do này, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thức uống chứa caffeine như cà phê, trà và nước giải khát. Ngoài ra, việc uống quá nhiều rượu cũng có thể gây cản trở khả năng hấp thụ calci của cơ thể.
Tăng lượng calci và vitamin D
Calci giúp xây dựng và duy trì sức khỏe xương, trong khi đó, vitamin D giúp hỗ trợ việc cơ thể hấp thụ calci. Do đó, hãy bổ sung các thực phẩm như sữa chua, phô mai, các loại rau lá xanh như rau dền, chùm ngây, mù tạc và bông cải xanh... vào chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại cá như cá mòi và cá hồi... cũng là những nguồn calci và vitamin D dồi dào mà bạn nên bổ sung. Phụ nữ trên 50 tuổi nên tiêu thụ khoảng 1.500mg calci/ngày (tương đương với việc uống khoảng 4 ly sữa/ngày).
Bình luận của bạn