Bà bầu ăn nhiều đường có hại gì cho thai nhi?

Bà bầu ăn nhiều đường làm tăng lượng đường trong máu của thai nhi

Những cách ngăn chặn cơn thèm ngọt hiệu quả suốt cả ngày

Nên ăn gì khi thèm ngọt sau vận động?

3 "mẹo" tạo độ ngọt cho thực phẩm không dùng đường

Đây là những gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn đường

Phụ nữ mang thai có được ăn đường không? 

Có, bạn có thể ăn các loại thực phẩm chứa đường và các chất làm ngọt khác nhưng không nên ăn quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, bạn nên cẩn thận hơn về lượng đường tiêu thụ. 

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, đường tinh chế có trong kẹo, bánh quy, bánh ngọt và các loại đồ uống không chứa chất dinh dưỡng. Những thực phẩm này nên được thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ chứa đường tự nhiên. 

Bà bầu tiêu thụ bao nhiêu đường là an toàn?

Không có khuyến cáo tiêu chuẩn về lượng đường tiêu thụ trong thời kỳ mang thai. Lượng đường lý tưởng phụ thuộc vào tốc độc trao đổi chất, lượng đường trong máu và trọng lượng. Tốt nhất là nên hạn chế ít hơn 25gr đường/ngày. 

Ăn quá nhiều đường khi mang thai có làm hại thai nhi? 

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường hoặc carbohydrate có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, đường dư thừa trong máu do đái tháo đường thai kỳ hoặc đái tháo đường type 2 không kiểm soát có thể gây hại cho thai nhi. 

Nếu thèm ngọt, bạn nên ăn trái cây

Đường có thể vượt qua nhau thai, làm tăng lượng đường trong máu của thai nhi. Điều này dẫn đến tăng sản xuất insulin trong cơ thể trẻ, làm cho bé phát triển lớn hơn, tình trạng này được gọi là macrosomia. Thai nhi nặng cân có thể khiến mẹ phải sinh mổ hay sinh non và nhiều biến chứng khác. 

Tiêu thụ quá nhiều đường có tác dụng phụ không? 

Đường dư thừa làm tăng lượng calo rỗng và có thể khiến bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết khi mang thai. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường có thể gây hại như: 

- Các triệu chứng khi mang thai tăng nặng hơn: Nôn mửa, ợ nóng và thay đổi trạng thái tâm lý có thể xảy ra thường xuyên và tồi tệ hơn. 

- Mệt mỏi: Thực phẩm chứa đường chỉ cung cấp calo rỗng và không có năng lượng. Chúng chứa sucrose dẫn tới gia tăng năng lượng tạm thời, sau đó làm giảm lượng đường trong máu, khiến bạn buồn ngủ và mệt mỏi.

- Thiếu dinh dưỡng: Hãy cẩn thận, đừng ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường trong thai kỳ, bởi chúng sẽ khiến bạn bị tăng cân nhưng lại thiếu dưỡng chất cần thiết. 

- Trẻ thích ăn đường nhiều hơn: Mẹ bầu ăn quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến sở thích của bé. Bé có thể thèm đường khi lớn lên, do đó dễ dẫn đến béo phì và các bệnh như đái tháo đường.

- Bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính (AFL): Ăn uống nhiều thực phẩm chứa đường có thể dẫn đến hội chứng gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của thai nhi, do đó dẫn đến bệnh béo phì hoặc đái tháo đường type 2.

Những cách cắt giảm đường trong thời kỳ mang thai

- Cắt giảm thực phẩm chứa đường và đồ ăn nhẹ, hoặc bạn có thể bỏ hẳn đường tinh chế. Nếu không thể, ít nhất là bạn nên cắt giảm bánh, kem, bánh ngọt và các món ăn nhẹ khác có thêm đường. 

- Nếu bạn thèm đường, hãy ăn các loại quả như xoài, dứa và dâu. Tránh uống nước trái cây vì chúng chứa đường dư thừa. 

- Nói không với các chất làm ngọt nhân tạo. Thay thế bằng đường dừa hoặc mật ong sẽ tốt hơn cho sức khỏe

- Chú ý đến các thành phần trong thực phẩm đóng gói sẵn, chỉ chọn những sản phẩm có lượng đường thấp.

- Tập thể dục, cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên. 

Theo nghiên cứu, phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ vào tuần thứ 26 làm tăng 42% nguy cơ trẻ bị tự kỷ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ và tăng nguy cơ rối loạn phát triển.
An An H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ