Nên uống vitamin D vào thời điểm nào là tốt nhất?

Vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể

Bổ sung vitamin D3 tốt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần

Ngoài tốt cho hệ miễn dịch, vitamin C còn có lợi ích sức khỏe gì?

Thực hư tác dụng của vitamin D trong phòng ngừa gãy xương

Thiếu vitamin D và K gây giãn tĩnh mạch, ảnh hưởng đến quá trình đông máu

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo quan trọng đối với sức khỏe của xương. Nó cũng cần thiết để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu đang suy nghĩ về việc bổ sung vitamin D, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến ​​bác sỹ xem cơ thể bạn có cần không và nên dùng liều lượng bao nhiêu.

Thời điểm nào tốt nhất để bổ sung vitamin D?

Vitamin D là một loại vitamin được cơ thể tổng hợp tự nhiên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, vào mùa Đông hoặc ở những vùng giá lạnh, cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết và chúng ta cần bổ sung loại vitamin này qua thực phẩm bổ sung.

Nên bổ sung vitamin D vào thời điểm nào trong ngày là điều nhiều người quan tâm. Theo tiến sỹ Ross Perry, Giám đốc y tế của phòng khám da Cosmedics (Anh), thời điểm bổ sung vitamin D tốt nhất là buổi sáng. Vì khi bổ sung vào buổi sáng, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết cho một ngày. Không những vậy, uống loại vitamin này sau bữa ăn có thể cải thiện tỷ lệ hấp thụ.

Bổ sung vitamin D thế nào?

Như đã nói ở trên, vitamin D chúng ta nhận được hầu hết từ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vào mùa Hè, bạn chỉ cần tiếp xúc với cánh tay và chân khoảng 2-3 lần/tuần, trong 15-20 phút là đủ. Thời gian để nhận được lượng vitamin D tối đa là từ 10h đến 15h.

Vào mùa Đông, đặc biệt là nếu bạn sống ở những nơi không có đủ ánh sáng mặt trời, bạn có thể nhận được nguồn cung cấp vitamin D thông qua các loại thực phẩm như: Thịt đỏ, lòng đỏ trứng, gan và thực phẩm bổ sung.

Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu thực hiện việc bổ sung vitamin D. Bởi khi uống quá nhiều có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với cơ thể. Điển hình, nó có thể dẫn đến tích tụ calci, từ đó làm suy yếu xương và gây hại cho tim, thận.

Theo tiến sỹ Ross Perry, đối với trẻ em từ 1 - 10 tuổi không được vượt quá 50 mcg vitamin D/ngày và trẻ sơ sinh dưới 12 tuổi không được quá 25mcg/ngày.

 
Lê Tuyết (Theo Times of India)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp