Bạn thực sự cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi đêm?

Vẫn còn rất nhiều người không ngủ đủ giấc, ngủ ít hơn 7 tiếng, thậm chí ít hơn 5 tiếng/đêm

Bổ sung 8 dưỡng chất này để có giấc ngủ ngon, ngủ say giấc hơn

7 thức uống giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn

Rối loạn giấc ngủ có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer?

Chiếc đệm ảnh hưởng thế nào tới giấc ngủ của bạn?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không ngủ đủ giấc?

Giấc ngủ không chỉ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi mà còn giúp cơ thể phục hồi. Theo đó, ngủ ít hơn 7 - 9 tiếng/đêm có thể làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Thông thường, cơ thể trải qua 5 giai đoạn của giấc ngủ, tiến triển từ giai đoạn ngủ nông, ngủ sâu… tới trạng thái REM (Rapid Eye Movement: Mắt cử động nhanh) khi các giấc mơ xảy ra. Phải đến giai đoạn 3 và 4, quá trình hồi phục mới thực sự bắt đầu. Trong các giai đoạn này, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng.

Đặc biệt, giấc ngủ cũng rất quan trọng trong việc hình thành ký ức. Cụ thể, trong trạng thái REM, cơ thể sẽ chuyển thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn, đồng thời tạo nên các cấu trúc phụ giúp nhớ lại và giải quyết vấn đề. Điều này có thể giải thích tại sao thiếu ngủ có liên quan đến tình trạng suy giảm nhận thức.

Thiếu ngủ có thể là một nguyên nhân dẫn tới suy giảm nhận thức

Khi bạn ngủ, hệ thống loại bỏ chất thải của não sẽ hoạt động, giúp loại bỏ các tiền chất gây viêm, cho phép quá trình phục hồi não có thể diễn ra. Nhìn chung, nếu không ngủ đủ giấc hoặc không đảm bảo chất lượng giấc ngủ, các quá trình trên sẽ không có cơ hội xảy ra, từ đó làm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và suy giảm nhận thức.

Vậy ngủ nhiều có tốt không?

Trên thực tế, ngủ nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngủ quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Theo đó, ngủ quá nhiều có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm, đau đầu...

Bạn cần ngủ bao nhiêu tiếng/đêm?

Theo Quỹ Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ), tùy thuộc vào độ tuổi, nhu cầu cá nhân… mà mỗi người cần thời gian ngủ khác nhau. Nhìn chung, trẻ sơ sinh sẽ cần thời gian ngủ nhiều nhất, trong khi đó người cao tuổi cần thời gian ngủ ít nhất.

Dưới đây là khuyến cáo của Quỹ Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ) về thời gian ngủ tùy theo độ tuổi:

- Trẻ sơ sinh (0 - 3 tháng tuổi): 14 - 17 tiếng (bao gồm cả giấc ngủ trưa).

- Trẻ nhỏ (4 - 11 tháng tuổi): 12 - 15 tiếng (bao gồm cả giấc ngủ trưa).

- Trẻ từ 1 - 2 tuổi: 11 - 14 tiếng (bao gồm cả giấc ngủ trưa).

- Trẻ từ 3 - 5 tuổi: 10 - 13 tiếng (bao gồm cả giấc ngủ trưa).

- Trẻ từ 6 - 13 tuổi: 9 - 11 tiếng/đêm.

- Thanh thiếu niên (14 - 18 tuổi): 8 - 10 tiếng/đêm.

- Thanh niên (18 - 25 tuổi): 7 - 9 tiếng/đêm.

- Người trưởng thành (26 - 64 tuổi): 7 - 9 tiếng/đêm.

- Người cao tuổi (trên 65 tuổi): 7 - 8 tiếng/đêm.

Để biết mình đã ngủ đủ giấc hay chưa, BS. Lawrence J. Epstein từ Bệnh viện Brigham & Women (Mỹ) gợi ý bạn nên tranh thủ dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ nào đó để “ngủ bao lâu tùy thích”, không dùng đồng hồ báo thức.

Trong một vài ngày đầu, có thể bạn sẽ ngủ nhiều hơn để bù đắp lại cho những ngày thiếu ngủ trước đó. Tuy nhiên, sau một vài ngày, bạn sẽ dần ổn định giấc ngủ trong một khoảng thời gian nhất định. Đây sẽ là thời gian ngủ mà bạn cần để có thể cảm thấy được nghỉ ngơi đủ sau khi thức dậy.

Vi Bùi H+ (Theo MBG)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp