Bảo vệ bàn chân cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường rất dễ bị tổn thương bàn chân

Nguy cơ mắc đái tháo đường từ bệnh lây truyền qua đường tình dục

Người bệnh đái tháo đường có được ăn bánh chưng?

Phòng bệnh đái tháo đường "chạy" trong gia đình

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn cà chua?

Dấu hiệu ban đầu khi gặp phải bệnh lý bàn chân chỉ là những cảm giác như tê bì, châm chích tay chân, đau rát, cảm giác như kiến bò… đến giai đoạn sau người bệnh có thể mất hết các cảm giác như là nóng, lạnh, đau. Kết quả là, nếu vô tình bị một vết thương nào đó ở khu vực này, hầu như chúng sẽ không được nhận diện sớm. Chỉ đến khi vết thương lan rộng mới được phát hiện làm bệnh trở nên rất khó xử lý và điều trị. Và nhiều người trong số họ để ngừa nguy cơ làm ảnh hưởng đến tính mạng, bắt buộc phải cắt cụt chi.

Bệnh lý bàn chân đái tháo đường xuất hiện do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý bàn chân, trong đó 3 yếu tố chính là tổn thương thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng. Ba yếu tố trên luôn kết hợp với nhau chặt chẽ, làm cho diễn biến của bệnh ngày một phức tạp, khó điều trị hơn. Và hậu quả là tử vong hoặc tàn phế do phải cắt cụt chi.

- Biến chứng thần kinh: Gặp ở khoảng 40% bệnh nhân ĐTĐ. Tổn thương thần kinh ngoại vi làm giảm khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể cảm nhận được khi chân có một vết thương nhỏ như trầy, xước. Vì không được phát hiện để xử lý sớm, cho nên các tổn thương khi đã lan rộng, việc điều trị thường không đạt kết quả tốt.

- Biến chứng mạch máu: Có khoảng 20% bệnh nhân ĐTĐ có hẹp hoặc tắc các động mạch ở chân do đường máu tăng cao làm tăng sinh các gốc tự do gây tổn thương các mạch máu này. Đối với vết thương, mạch máu không chỉ có vai trò nuôi dưỡng mà còn đóng vai trò vận chuyển các tế bào bạch cầu đến để chống lại sự nhiễm trùng. Khi bị tổn thương do ĐTĐ, các mạch máu bị chít hẹp và xơ hóa dẫn đến việc nuôi dưỡng kém, làm cho vết thương, vết loét khó lành. Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch chi dưới, bàn chân và các ngón chân có thể bị hoại tử, kể cả khi không bị chấn thương…

- Nhiễm trùng: Do đường máu cao làm giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch ở bệnh nhân ĐTĐ. Cộng với sự nuôi dưỡng kém của mạch máu làm cho các vết thương khó hồi phục, môi trường đường giàu nguồn chất dinh dưỡng  là cơ hội vàng cho vi trùng xâm nhập và phát triển. Khi vùng tổn thương lan rộng, việc điều trị nội khoa không có nhiều các dụng và khi đó việc cắt bỏ chi để tránh tử vong do bội nhiễm là điều bắt buộc.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ bệnh lý bàn chân như béo phì (làm tăng áp lực lên bàn chân), bị bệnh ĐTĐ đã lâu, kiểm soát đường huyết kém (khó liền vết thương), rối loạn mỡ máu (gây xơ vữa các động mạch cấp máu cho chân), đi giày hoặc tất không thích hợp... và cuối cùng là những người đã có tiền sử bị loét chân hoặc cắt cụt chân thì nguy cơ bị loét chân cũng sẽ tăng lên.

Làm cách nào có thể phòng ngừa được nguy cơ bị cắt cụt chân?

Chăm sóc bàn chân đúng cách ngừa biến chứng bàn chân của bệnh đái tháo đường

Để tránh được nguy cơ bị cắt cụt chân thì yêu cầu quan trọng nhất là cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn. Bên cạnh đó cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ bàn chân để tránh bị chấn thương. Các bệnh nhân cần ý thức được rằng các biện pháp này tuy đơn giản nhưng lại có thể mang đến hiệu quả rất lớn. Đó là:

- Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, sau đó lau khô nhẹ bằng vải mềm, đặc biệt là kẽ giữa các ngón chân, và bôi kem dưỡng ẩm để giữ cho da mềm mại.

- Kiểm tra bàn chân hàng ngày xem có các vết phỏng, vết nứt hoặc vết cắt hay vùng da bị đỏ, sưng nề ở bàn chân không.

- Cắt móng chân cẩn thận: Nên cắt thẳng các móng chân, sau đó dùng dũa gỗ để mài bớt các góc móng. Tránh cắt móng quá sát dễ gây chảy máu.

- Không đi chân đất: Hãy bảo vệ đôi chân bằng đi giày dép thường xuyên, kể cả khi đi trong nhà. Tốt nhất là chọn đôi giày dép vừa với chân để tránh bị các nốt phỏng do quá chật có thể dẫn đến nhiễm khuẩn bàn chân. Tránh đi giày mũi hẹp, đế cao...

- Bỏ ngay thuốc lá hoặc thuốc lào vì thuốc lá làm giảm tuần hoàn máu ở chân.

- Đi khám đều đặn bàn chân để phát hiện sớm các dấu hiệu của thần kinh bị tổn thương, tuần hoàn máu kém, mạch máu bị tắc hẹp và các nguy cơ bị tổn thương bàn chân khác.

- Chăm sóc cẩn thận các vết thương ở bàn chân theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.

Khánh Hạ H+

Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường là hậu quả của nhiều biến chứng phối hợp, bao gồm biến chứng mạch máu, biến chứng thần kinh và nhiễm trùng. Vì thế, bất cứ một tổn thương nhỏ nào tại ở bàn chân, đều cần đến sự chăm sóc y tế. Tuy nhiên, việc phòng tránh vẫn mục tiêu ưu tiên mà người bệnh cần đạt được, thông qua việc sử dụng thuốc điều trị, duy trì chế độ ăn, chế độ tập luyện có kiểm soát. Những năm gần đây, sự ra đời của một số sản phẩm thực phẩm chức năng đã được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao vì hiệu quả hỗ trợ điều trị, giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp