Bảo vệ hệ tiêu hóa trong ngày Tết như thế nào?

Chế độ ăn uống bất thường trong vài ngày Tết có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa

“Điểm mặt” những loại nước trái cây giúp đẩy lùi chứng đầy bụng, khó tiêu

Nên làm gì khi thường xuyên chướng bụng, đầy hơi?

“Điểm mặt” những thực phẩm gây tiêu chảy trong dịp Tết

Bị tiêu chảy nên ăn chuối để nhanh khỏi?

Giảm đầy bụng, khó tiêu

Hiện tượng đầy hơi, khó tiêu dễ xảy ra khi bạn ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm, tinh bột trong những ngày Tết… Để hạn chế tình trạng này, bạn nên ăn chậm nhai kỹ, tránh nói chuyện nhiều khi ăn, tăng cường ăn rau xanh, trái cây. Nếu cảm thấy đầy bụng khó tiêu, bạn nên uống trà gừng hoặc nước chanh ấm. Cách pha rất đơn giản, pha 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong và vài lát gừng vào cốc nước ấm.

Giảm tình trạng ợ chua

Người gặp các vấn đề về dạ dày nên hạn chế ăn đồ muối chua

Người gặp các vấn đề về dạ dày nên hạn chế ăn đồ muối chua

Những thực phẩm lên men như cải chua, dưa kiệu, nem chua, dưa muối... tuy có thể giải ngán hiệu quả, nhưng có thể gây kích thích những người có bệnh lý dạ dày. Riêng với người viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài biểu hiện ợ chua thường kèm theo ợ hơi, đau bụng vùng thượng vị.

Người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản nên thận trọng với những thực phẩm trên trong ngày Tết. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ và tái khám nếu các triệu chứng của bệnh trở nặng.

Khắc phục táo bón

Chế độ ăn uống, sinh hoạt bị đảo lộn trong vài ngày Tết có thể dẫn đến táo bón

Chế độ ăn uống, sinh hoạt bị đảo lộn trong vài ngày Tết có thể dẫn đến táo bón

Trong những ngày đầu năm, chúng ta hay ăn những thực phẩm nhiều năng lượng nhưng lại ăn ít chất xơ, rau xanh, uống ít nước... Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn trong ngày Tết. Táo bón lâu ngày nếu không được khắc phục có thể gây trĩ, nứt kẽ hậu môn.

Ngoài việc duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, bạn cũng nên chăm tập thể dục và vận động hàng ngày. Tập thói quen đại tiện 1 lần/ngày, khuyến khích vào một giờ cụ thể. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu probiotics vào thực đơn hàng ngày như sữa chua, men vi sinh, kefir…

Ngộ độc thực phẩm

 

Nguy cơ ngộ độc thức ăn luôn thường trực trong các dịp lễ Tết do thói quen bảo quản thức ăn không khoa học hoặc quá trình chế biến không đảm bảo. Vài năm gần đây, nước ta còn ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc Botulinum toxin có trong thức ăn đóng hộp. Độc tố này có thể gây liệt thần kinh, thậm chí liệt các cơ hô hấp làm bệnh nhân không thở được, nguy cơ tử vong cao.

Do đó, trong dịp lễ Tết, các gia đình cần lựa chọn nguyên liệu để chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh. Thức ăn đã nấu xong cần được bảo quản cẩn thận, không để thức ăn ở ngoài quá lâu vì vi khuẩn tăng rất nhanh theo cấp số nhân khi gặp môi trường thuận lợi. Khi sử dụng thức ăn được chế biến sẵn và đóng gói, nên chú ý chọn sản phẩm của cơ sở sản xuất tin cậy, chú ý hạn sử dụng.

Khi gặp phải tình trạng tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, bạn nên uống nhiều nước hoặc uống oresol bù dịch (1 gói pha trong 1 lít nước uống trong vòng 24h - có thể sử dụng từ 2-3 gói/ngày). Gia đình cần sớm đưa người bị ngộ độc tới cơ sở y tế để được thăm khám, xử trí kịp thời.

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa