Mẹ có thể massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ khi con bị đầy hơi
Nên và không nên làm gì để tránh bị đầy hơi?
Ăn ngay những thực phẩm này để giảm đầy bụng, đầy hơi khó chịu
Bị đầy hơi khi bổ sung probiotics, phải làm sao để khắc phục?
Chữa đầy hơi, chướng bụng bằng bài tập yoga 5 phút
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh?
Có một số nguyên nhân có thể gây ra đầy hơi ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chú ý:
Ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ: Những gì mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ và tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Một số thực phẩm khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng khi mẹ ăn các thực phẩm: các loại đậu, bắp cải, quả bơ, đào, lê, chanh, cam…
Trẻ không tiêu hóa được protein trong sữa: Khi trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức bị đầy hơi có thể do lượng đường lactose không được tiêu hóa. Đồng thời, lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ để chuyển hóa hết đường lactose dung nạp vào.
Nuốt quá nhiều không khí trong quá trình bú sữa có thể khiến trẻ bị đầy hơi
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác là do trẻ nuốt quá nhiều không khí trong khi bú sữa, dù bú mẹ hay bú bình đều có thể gây đầy hơi. Ngoài ra, cũng có thể do dụng cụ uống sữa của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, chưa được tiệt trùng.
Xử trí khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi thường xuyên, khiến bé bức bối, khó chịu và quấy khóc. Một số mẹo dưới đây có thể giúp phụ huỵnh làm giảm bớt tình trạng này ở trẻ sơ sinh:
Cho trẻ bú đúng cách
Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa đầy hơi ở trẻ sơ sinh là giảm thiểu lượng không khí mà trẻ nuốt phải trong quá trình bú sữa. Cho trẻ bú đúng tư thế có thể hạn chế được việc trẻ nuốt nhiều hơi khi bú, đồng thời giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng của con.
Ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, mẹ cần đảm bảo rằng môi của trẻ áp sát để tạo ra một “lớp niêm phong” trên quầng vú của mẹ. Đối với trẻ bú bình, mẹ hãy đảm bảo môi của trẻ bao trọn gần về phía gốc của núm vú, không chỉ đầu ti. Mẹ cũng nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt phải khí dư khi mút sữa lên. Ngoài ra, mẹ cũng nên cân nhắc chọn loại bình sữa có núm vú chảy chậm hơn để trẻ không nuốt phải nhiều không khí khi ngậm núm vú.
Cha mẹ cũng cần chú ý giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa chảy xuống dạ dày, tránh bị trào ngược và dễ dàng loại bỏ khí dư hơn.
Giúp bé ợ hơi
Ợ hơi là phương pháp hữu hiệu giúp bé giảm tình trạng đầy hơi hiệu quả. Sau khi cho bé bú xong, mẹ không nên để bé nằm ngay mà hãy giúp bé ợ hơi. Bố mẹ nên bế bé lên vai hoặc nằm sấp lên đùi, khum bàn tay lại và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để con có thể ợ hơi.
Massage bụng trẻ nhẹ nhàng
Khi bé bị đầy hơi, massage bụng một cách nhẹ nhàng cũng giúp giảm bớt tình trạng này hiệu quả. Mẹ nhẹ nhàng dùng các ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể thử đặt trẻ nằm ngửa và di chuyển chân theo động tác đạp xe để giảm bớt tình trạng đầy hơi. Mẹ cũng chú ý đảm bảo luôn nâng đầu của trẻ cao hơn ngực.
Massage bụng nhẹ nhàng cũng giúp trẻ giảm đầy hơi
Có thể dùng thêm dầu massage để tăng hiệu quả, cũng như để tay không bị rít khi chạm vào da của bé. Cách này làm bé thoải mái và cách này sẽ giảm được lượng hơi trong dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên massage khi trẻ mới ăn xong.
Ngoài ra, việc tắm cho trẻ bằng nước ấm có thể giúp thư giãn cơ thể và thải khí dễ dàng hơn.
Ẵm bé tựa đầu vào vai và vỗ nhẹ lên lưng bé
Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ. Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài. Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé. Để bé nằm sấp trên đùi bạn và vỗ hoặc xoa lưng cho bé. Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, bạn có thể thực hiện động tác nhiều lần.
Bình luận của bạn