Thận trọng khi khắc phục táo bón cho trẻ nhỏ tại nhà

Tự ý sử dụng lá cây, thuốc nhuận tràng chữa táo bón có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ

5 cách kết hợp nước ép rau quả tốt cho hệ tiêu hóa

Chế độ ăn tốt cho người bị táo bón

Dầu dừa giúp bạn trị táo bón nhanh chóng

Những quan niệm sai lầm về tình trạng táo bón ở trẻ em

Chữa táo bón bằng lá lộc mại, 2 trẻ nguy kịch

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, trong tháng 12, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do ngộ độc lá lộc mại. Để trị táo bón cho trẻ, gia đình đã hái lá lộc mại, sắc trong ấm để lấy nước cho bé uống hằng ngày.

Tuy nhiên, sau 3-5 ngày sử dụng, các bệnh nhi có biểu hiện vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, đi kèm triệu chứng chóng mặt, chán ăn, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng. Sau khi được các bác sỹ tổng lực cấp cứu, hiện 2 trẻ đã qua cơn nguy kịch và đang được tiếp tục theo dõi tại khoa Hồi sức Cấp cứu - Chống độc của bệnh viện.

Ở Việt Nam, cây lộc mại có nhiều tên gọi khác nhau như: Lục mại, lá mọ, rau mại.... Lá lộc mại có hình bầu dục dài 10 - 14cm, gốc lá có khía hơi lõm, mép răng thưa. Hiện chưa có nghiên cứu ghi nhận tác dụng của loại cây này.

Nếu dùng với số lượng lớn, lá cây lộc mại có thể gây ngộ độc

Nếu dùng với số lượng lớn, lá cây lộc mại có thể gây ngộ độc

TS.BS Trần Văn Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết: "Lá lộc mại là loại lá rất độc và có thể gây tử vong rất nhanh nếu như sử dụng với số lượng lớn. Trong thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận khá nhiều trẻ vào viện trong tình trạng nguy kịch do bị tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng."

Trẻ có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu sớm, bị tan máu quá nhiều không kịp truyền máu, nhất là khi có nhóm máu hiếm.

Do lá lộc mại có tác dụng nhuận tràng khi dùng liều nhỏ, người dân một số nơi thường mách nhau dùng lá này để chữa táo bón. Tuy nhiên, nếu dùng với số lượng lớn, lá cây lộc mại có thể gây ngộ độc với các biểu hiện: Nhịp tim nhanh; Bệnh nhân mệt yếu, da xanh; Ăn không tiêu, đầy bụng; Đau vùng quanh rốn; Đi ngoài lỏng, tiểu màu đỏ sẫm, đái ít và buốt.

Những lưu ý trong quá trình cải thiện táo bón ở trẻ nhỏ

Các trường hợp trên là lời cảnh báo về việc sử dụng lá lộc mại hoặc lá cây rừng theo các bài thuốc truyền miệng, mẹo dân gian để trị táo bón tại nhà. Để tránh các hậu quả đáng tiếc, phụ huynh cần trao đổi với bác sỹ để tìm ra phương pháp trị táo bón an toàn nhất.

Táo bón là những trường hợp đi tiêu không thường xuyên (dưới 3 lần/1 tuần), phân cứng, khó khăn khi đi đại tiện. Chứng táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng việc điều trị cần phải bền bỉ, kiên nhẫn và tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ.

Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín để hạn chế táo bón

Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín để hạn chế táo bón

Trong các trường hợp trẻ bị táo bón cấp tính (mới bị táo bón trong vòng vài ngày), phụ huynh có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn cho bé: Ăn nhiều rau xanh, quả chín, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu probiotics... Trẻ ngồi cầu phải thoải mái, 2 bàn chân trẻ phải hoàn toàn chạm đất (nếu dùng bồn cầu người lớn thì nên kê cao chân cho trẻ).

Trong mùa dịch COVID-19, việc đi học, vui chơi của trẻ bị hạn chế nhiều. Cha mẹ, ông bà nên khuyến khích trẻ uống thêm nước và đi lại, tập thể dục nhiều hơn, tránh ngồi quá lâu một chỗ. Việc tích cực hoạt động thể chất không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất mà còn thúc đẩy hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa chứng táo bón.

Nếu táo bón kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi, Tiêu hóa. Bác sỹ có thể chỉ định thuốc nhuận tràng phù hợp, an toàn với cân nặng, thể trạng của bé.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ