- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Làm sao để phân biệt cảm lạnh, cảm cúm hay bệnh gì khác?
Tự làm kẹo dứa gừng: Vừa ngon vừa phòng cảm lạnh
Video: Làm thế nào để phân biệt cảm cúm với cảm lạnh?
Chăm sóc trẻ thế nào để mùa Đông không bị ốm?
9 mẹo giúp bạn mau khỏe khi bị cảm lạnh, cảm cúm
Hầu hết trẻ em bị cảm cúm thường cảm thấy ốm yếu và một vài triệu chứng khác như: Sốt, ớn lạnh, ho (ho khan), đau họng, chảy nước mũi, đau cơ, nhức đầu. Các triệu chứng ít phổ biến hơn có thể là nôn mửa và tiêu chảy.
Trẻ nhỏ bị cảm lạnh có những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Bé có thể bị chảy nước mũi màu trong suốt, sau đó có thể chuyển sang màu xám, vàng hoặc xanh trong vòng 7 - 10 ngày. Trẻ cũng có thể bị đau đầu, đau họng, ho hoặc sốt nhẹ.
Dưới đây là 3 dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề nghiêm trọng hơn và cần đưa bé đi khám.
1. Trẻ không cảm thấy tốt hơn sau khi đã hạ sốt
Sốt cao (lên đến 39,5 độ C) không nhất thiết là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng. Nhưng nếu bé bị sốt cũng với các triệu chứng của cảm lạnh, bé sẽ cảm thấy đỡ hơn khi cơn sốt đã hạ.
Sau khi đã hạ sốt mà bé vẫn thấy khó chịu có thể bé mắc bệnh nguy hiểm
Mặt khác, nếu bé đang mắc vấn đề nào đó nghiêm trọng hơn cảm lạnh, như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai, cúm hoặc viêm màng não, bé sẽ không thấy khỏe hơn sau khi cơn sốt đã hạ.
2. Trẻ bị đau ở một nơi cụ thể
Nhiễm trùng nghiêm trọng thường có các triệu chứng cụ thể. Trẻ có thể bị đau tai, hoặc có thể khó thở, đau khi đi tiểu, hoặc đau đầu, cổ.
Trẻ bị đau tai có thể do nhiễm trùng tai
3. Trẻ xuất hiện thêm triệu chứng mới
Nếu bệnh kéo dài hơn 2 tuần hoặc trẻ mắc thêm các triệu chứng mới - đặc biệt là sốt hoặc khó chịu - có thể là bé bị nhiễm virus hoặc nhiễm vi khuẩn mới, như nhiễm trùng tai, viêm xoang hoặc viêm phổi.
Bệnh kéo dài mãi không khỏi có thể không phải là cảm lạnh
Trong những trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám sớm.
Bình luận của bạn