Giải đáp một vài câu hỏi thường gặp về bệnh cúm

Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc thường gặp của người dân về bệnh cúm

Viện Pasteur TP.HCM gửi công văn khẩn về cúm gia cầm H5N1

Chủ động phòng cúm cho trẻ trong mùa Xuân

Mùa Xuân, nhiều bệnh lây nhiễm nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Cách phòng tránh COVID-19, cảm cúm khi đi du lịch ngày lễ

Mùa cúm rơi vào khoảng thời gian nào?

Trên thực tế, một người có thể bị cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, ngay cả khi mùa cúm đã kết thúc. Tuy nhiên, thông thường số ca mắc cúm sẽ tăng đột biến khi trời trở lạnh và không khí khô hơn; Giảm xuống khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao.

Nguyên nhân là bởi khi trời lạnh, mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian ở trong nhà, ít ra ngoài trời. Do đó, chúng ta có nhiều khả năng tiếp xúc với các virus gây bệnh khi hít thở chung bầu không khí với nhiều người.

Thời gian chính xác của mùa cúm phụ thuộc vào thời tiết và các chủng virus cúm lưu hành trong thời điểm đó. Theo Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC), tại Việt Nam, đỉnh của dịch cúm mùa thường rơi vào khoảng tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 hàng năm.

Đâu là thời điểm tốt nhất để tiêm vaccine cúm?

Vaccine cúm nên được tiêm ít nhất 2 tuần trước khi mùa cúm bắt đầu

Vaccine cúm nên được tiêm ít nhất 2 tuần trước khi mùa cúm bắt đầu

Thời điểm tốt nhất để tiêm vaccine phòng cúm là ít nhất 2 tuần trước khi mùa cúm bắt đầu. Điều này sẽ cho cơ thể thời gian để hoàn thiện khả năng miễn dịch, chống lại virus cúm hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm vaccine bất kể lúc nào trong mùa cúm.

Đeo khẩu trang có bảo vệ bạn khỏi virus cúm không?

Virus cúm có thể lây lan qua các giọt bắn phát tán trong không khí khi người nhiễm virus trò chuyện, hắt hơi hoặc ho. Việc đeo khẩu trang có thể giữ lại các giọt bắn này, cũng như bảo vệ người đeo không hít phải giọt bắn từ người khác. Do đó, đeo khẩu trang khi tới những nơi công cộng, đông người có thể ngăn không cho virus lây lan từ người này sang người khác một cách dễ dàng.

Bị cúm, khi nào cần đi khám?

Hầu hết những người có triệu chứng cúm sẽ khỏe lại trong vòng 1 - 2 tuần. Nếu không nằm trong các nhóm có nguy cơ cao, bạn có thể nghỉ ở nhà để tránh lây bệnh cúm cho người khác, đồng thời áp dụng một số biện pháp giúp giảm các triệu chứng cúm.

Tuy nhiên, một số đối tượng sau nên chủ động đi khám khi bị cúm vì họ có nguy cơ mắc các biến chứng cao hơn:

 

- Người trên 65 tuổi.

- Phụ nữ mang thai, hoặc mới sinh con trong chưa đầy 2 tuần.

- Người mắc bệnh tim, hen suyễn, bệnh thận hoặc gan.

- Người mắc các bệnh ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch (như AIDS hoặc ung thư).

- Người đang phải dùng các loại thuốc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.

- Trẻ nhỏ.

Ngay cả khi không nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ, bạn cũng nên chủ động đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, ví dụ như:

- Thấy đau tức ngực.

- Khó thở.

- Sốt kéo dài, ngay cả khi đã dùng thuốc.

- Chóng mặt.

- Lú lẫn.

- Thiếu tỉnh táo.

- Thấy người rất yếu.

- Đau cơ nghiêm trọng.

- Nôn nhiều.

- Không đi tiểu được.

- Các triệu chứng cúm đã cải thiện, sau đó lại trở nặng hơn.

Vi Bùi (Theo Journal.weatherwell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm