Chủ động phòng cúm cho trẻ trong mùa Xuân

Trẻ dễ mắc cúm trong thời tiết Đông - Xuân

Nên ăn gì trước và sau khi tiêm vaccine phòng cúm?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm

Trẻ hay ốm vặt, làm thế nào để tăng đề kháng?

Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng cúm?

Mùa Xuân gia tăng trẻ mắc cúm

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường như mưa nhiều, độ ẩm cao tạo điều kiện cho các virus gây các bệnh về đường hô hấp trong đó có virus cúm gây bệnh cúm mùa. Mùa Xuân trở thành giai đoạn bệnh cúm “vào mùa”.

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, chủ yếu là các chủng cúm A (H1N1), cúm A (H3N2), cúm B và cúm C. Bệnh cúm mùa có xu hướng lan rộng thành dịch vào mùa Đông - Xuân và có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp.

Thông thường, bệnh cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Nhưng đối với những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người trên 65 tuổi, trẻ em, đặc biệt ở lứa tuổi < 5 tuổi có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Mỹ, ước đoán hàng năm có từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong liên quan đến cúm mùa, trong đó tỉ lệ tử vong trẻ em từ 110 - 140 trẻ/10.000 người tử vong.

Nhóm trẻ mắc những bệnh mạn tính như: Chậm phát triển trí tuệ hoặc vận động, hen phế quản, tim bẩm sinh, suy thận mạn, xơ gan… Trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì nặng; Trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh… khi mắc cúm sẽ có nguy cơ biến chứng nặng hơn.

Biện pháp phòng cúm cho trẻ trong mùa Xuân

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cúm nên việc chủ động phòng chống bệnh cúm mùa cho trẻ là biện pháp hiệu quả. Cha mẹ cần chú ý các biện pháp sau giúp trẻ chủ động phòng cúm và tránh các biến chứng trong mùa Xuân:

Vaccine giúp trẻ phòng ngừa sự xâm nhập và tấn công của các chủng virus cúm

Vaccine giúp trẻ phòng ngừa sự xâm nhập và tấn công của các chủng virus cúm

Tiêm vaccine

Cha mẹ cần tiêm vaccine cúm mùa cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Đây là biện pháp có tác dụng làm giảm độ nặng của bệnh và phòng ngừa biến chứng do cúm gây ra. Nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm giúp trẻ được cập nhật các chủng virus cúm đang lưu hành trong thời điểm đó để được bảo vệ một cách đầy đủ nhất.

Giữ ấm

Lưu ý giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, ủ ấm cho trẻ khi đi xe máy, khi ra ngoài trời, chú ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, tiêu chảy… hạn chế cho trẻ đến những chỗ đông người, đeo khẩu trang y tế khi cần thiết.

Vệ sinh

Vệ sinh tay sạch sẽ là một trong những thói quen giúp trẻ tránh được phần lớn nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm

Vệ sinh tay sạch sẽ là một trong những thói quen giúp trẻ tránh được phần lớn nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, rửa tay trước khi ăn, sau khi ho và hắt hơi, và sau khi đi vệ sinh; Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối loãng giúp ngăn chặn viêm họng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus cúm phát triển và nhiễm trùng phát sinh; Tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà.

Dinh dưỡng

Cho trẻ ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, củ quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, tăng sức đề kháng. Bổ sung dinh dưỡng và cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo và khoáng chất. Giúp trẻ có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, vận động mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Lưu ý: Khi thấy trẻ có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi... cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus cho trẻ, cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của bác sĩ.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ