Bệnh khô âm đạo: Những điều cần biết

Khô âm đạo là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại dễ phòng ngừa và điều trị

Khô âm đạo – Chuyện to nhưng ít người nói

Vì sao "cô bé" khô hạn dù vẫn ham muốn ái ân?

Hiếm muộn, vô sinh vì rối loạn nội tiết tố

Infographic: Khủng hoảng vì suy giảm nội tiết tố nữ

Thực tế cho thấy, có tới 10 - 40% phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh có dấu hiệu khô âm đạo với những dấu hiệu dễ nhận thấy là: Vùng kín luôn có cảm giác khô rát, ngứa ngáy, giảm ham muốn, cảm thấy khó khăn khi gần gũi, hoặc mỗi lần gần gũi bị đau, chảy máu…

Âm đạo của người phụ nữ được giữ ẩm bởi các màng nhầy (biểu mô). Chính hormone nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ tiết ra để hỗ trợ các màng nhầy này tiết dịch bôi trơn giúp âm đạo luôn ẩm ướt, cân bằng độ pH, tăng độ dẻo dai của các cơ thành âm đạo.

Chất nhờn ít hoặc không tiết ra khiến niêm mạc thành âm đạo mất đi độ ẩm ướt và mềm mại, dẫn đến cảm giác khô, khó chịu. Hơn nữa, độ pH mất cân bằng còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm phụ khoa. 

GS.TS.BS Trần Thị Phương Mai - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây khô âm đạo chính là do sự suy giảm hormone nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, buồng trứng giảm tiết estrogen, khiến cán cân nội tiết tố bị xô lệch. Hệ quả của nó là thành âm đạo mỏng và giảm đàn hồi, quá trình tiết dịch cho việc bôi trơn cũng kém hơn trước rất nhiều. Ngoài ra, cũng có nhiều yếu tố gây giảm tiết chất nhờn âm đạo, như do sử dụng một số loại thuốc, do bệnh lý, quá căng thẳng, lo âu…

Âm đạo khô – cần cân bằng nội tiết tố!

Khô âm đạo là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại dễ phòng ngừa và điều trị. Khi vệ sinh vùng kín, chị em cần tránh sử dụng xà phòng, sữa tắm, nước rửa có kiềm, acid để thụt rửa sâu vào âm đạo, dễ làm mất độ cân bằng pH, gây khô rát, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi gây viêm nhiễm.

Trong chuyện phòng the, trước mắt, chị em có thể dùng gel bôi trơn làm ướt âm đạo, giúp vợ chồng tạm thời vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là giải pháp tình thế, chữa cháy, bởi nó chỉ giải quyết phần nổi chứ không trị được căn nguyên của vấn đề. Để điều trị khô âm đạo, phải tùy vào nguyên nhân cụ thể của mỗi người mà sẽ có phương pháp cải thiện đúng đắn. Bởi vậy, đi khám phụ khoa định kỳ, hoặc khi có dấu hiệu, triệu chứng khô hạn, là điều cần thiết.

Với tình trạng khô âm đạo do thiếu hụt nội tiết tố, giải pháp an toàn, hiệu quả lâu dài là cần cân bằng ngọn nguồn nội tiết tố nữ. Bổ sung DHEA và Pregnenolone giúp cân bằng hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng, kích thích sản sinh các hormone sinh dục để thành âm đạo khỏe mạnh, tiết dịch nhờn đủ để cân bằng pH giúp cơ thể luôn khỏe và hoạt động tình dục diễn ra suôn sẻ hơn.

Pregnenolone - hoạt chất được coi là “cội nguồn” của các hormone, trong đó có hormone sinh dục, được tổng hợp bởi tuyến thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn. Sau đó, Pregnenolone chuyển hóa thành DHEA (dehydroepiandrosterone – tiền hormone estrogen) thông qua quá trình sinh tổng hợp dưới sự kiểm soát của não bộ. Việc suy giảm Pregnenolone và DHEA đồng nghĩa với việc các hormone như estrogen cũng giảm sút theo.

An An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn