- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể gây mất thị lực
Bỗng nhiên mắt mờ: Nên đi khám võng mạc
Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường?
Ngăn ngừa bệnh lý võng mạc sớm, tránh mù lòa
Thoái hóa võng mạc: Biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường
Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường lên võng mạc
Theo Paul Bernstein, Giáo sư chuyên khoa mắt tại Trung tâm Mắt John A. Moran thuộc Đại học Y Utah (Hoa Kỳ), võng mạc là một mảnh mô mỏng nằm ở đáy mắt. Khi ánh sáng đi qua, hình ảnh sẽ được tập trung tại võng mạc. Điểm vàng, được đặt ở trung tâm võng mạc sẽ có nhiệm vụ làm hình ảnh trở nên chi tiết và rõ nét.
Bệnh võng mạc đái tháo đường xảy ra khi đái tháo đường ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể, đặc biệt là những mạch cung cấp máu cho mắt do lượng đường huyết tăng cao trong thời gian dài.
Biến chứng võng mạc đái tháo đường phát triển theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được gọi là võng mạc đái tháo đường không tăng sinh và thường có ít biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Lúc này, các mạch máu sẽ bắt đầu yếu đi, bị rò rì và trở nên khó lưu thông theo thời gian.
Giai đoạn sau của bệnh là võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Khi dòng máu không thể đến được tới mắt, điểm vàng sẽ bị sưng, võng mạc sẽ bị rách hoặc thay đổi hình dạng. Điều này sẽ làm bệnh nhân có các triệu chứng như “ruồi bay trước mắt” (một tình trạng mà bệnh nhân sẽ nhìn thấy các điểm, dấu chấm đen thường xuyên xuất hiện trong tầm nhìn), nhìn mờ, giảm khả năng nhìn vào ban đêm, hình ảnh không còn sắc nét và mất thị lực.
Bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng nhìn mờ cần đi khám bác sỹ ngay lập tức
Điều trị võng mạc đái tháo đường như thế nào?
Các phương pháp y tế hiện nay không thể chữa khỏi bệnh võng mạc đái tháo đường. Do đó, việc điều trị căn bản là làm chậm sự tiến triển của bệnh và bảo vệ thị lực cho bệnh nhân.
Tiêm thuốc: Thuốc steroid và các loại thuốc chống các yếu tố làm tăng trưởng nội mô mạch máu sẽ giúp ngăn chặn sự rò rỉ của các mạch máu tới mắt và làm chậm tình trạng sưng ở điểm vàng khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Điều trị laser: Tương tự, biện pháp này được sử dụng để ngăn chặn sự rò rì máu và bảo vệ võng mạc khỏi các yếu tố gây hại. Trên thực tế, nó có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và chống nguy cơ mất thị lực theo thời gian.
Vitrectomy: Một thủ tục phẫu thuật để loại bỏ máu hoặc mô sẹo từ mắt. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cochrane Database được công bố vào năm 2011, Vitrectomy có thể bảo vệ thị lực ở một số người, đặc biệt là những người mắc bệnh đái tháo đường dưới 20 năm tính từ thời điểm được chẩn đoán mắc bệnh.
GS. Paul Bernstein cho biết, giữ lượng đường huyết luôn ổn định là cách để ngăn ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Diabetes Care trong tháng 1/2014, bệnh nhân đái tháo đường có thể giữ mức A1C - chỉ số đo mức đường huyết trung bình của bạn trong 2 - 3 tháng - dưới 7 ít có nguy cơ biến chứng võng mạc so với những người kiểm soát đường máu kém hiệu quả hơn.
Để làm được những điều này, bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, có chế độ dinh dưỡng cùng thể dục thể thao hợp lý và có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng do đái tháo đường.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn