Bệnh nhân động kinh cần chuẩn bị gì khi đi khám?

Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao

Chăm sóc và phòng tai nạn cho trẻ động kinh

Ngăn ngừa cơn động kinh bằng âm nhạc!

Điều trị các rối loạn tâm thần trên bệnh nhân động kinh

Các phương pháp điều trị động kinh

Những việc bạn cần làm

Ghi lại lịch chi tiết các lần lên cơn động kinh: Sau mỗi lần lên cơn, hãy viết lại thời điểm, kiểu co giật và thời gian kéo dài cơn động kinh. Bạn cũng nên ghi lại những tình huống xảy ra cơn động kinh như quên uống thuốc, thiếu ngủ, stress… hay những sự kiện khác gây khởi phát cơn động kinh. Hãy hỏi những người chứng kiến cơn động kinh của bạn như người thân, bạn bè hay đồng nghiệp để biết thêm những chi tiết mà có thể bạn không biết.

Để ý về những điều kiêng cữ trước khi khám bệnh: Hãy gọi điện hỏi bác sỹ trước xem bạn có phải làm gì hay kiêng cữ gì trước khi đi khám không? 

Liệt kê các thuốc đang dùng: Tất cả những loại thuốc bạn đang dùng kể cả vitamin hay thuốc bổ bạn đều nên thông báo với bác sỹ.

Có người thân hoặc bạn bè đi cùng: Người thân hoặc bạn bè thân thiết sẽ là người hiểu rõ tình hình bệnh tật của bạn.

Viết ra những điều bạn muốn hỏi bác sỹ: Chuẩn bị một bảng câu hỏi sẽ giúp buổi khám của bạn đạt hiệu quả nhất. Liệt kê những điều cần hỏi theo thứ tự quan trọng, phòng khi bạn hết thời gian khám mà chưa được giải đáp hết. Đối với bệnh động kinh, bạn có thể hỏi bác sỹ một số câu hỏi cơ bản như sau:

- Nguyên nhân gây bệnh của tôi là gì?

- Tôi cần làm những xét nghiệm gì?

- Bệnh động kinh của tôi là tạm thời hay mạn tính?

- Kế hoạch điều trị tốt nhất là như thế nào?

- Làm thế nào để tránh bị thương khi xuất hiện các cơn co giật do động kinh?

- Tôi có những bệnh khác đi kèm không? Vậy làm cách nào để điều trị chung với bệnh động kinh?

- Tôi có phải kiêng cữ gì không?

- Bác sỹ có thể giới thiệu trang web về bệnh động kinh để tôi tìm hiểu được không?

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh động kinh?

Để chẩn đoán bệnh động kinh, bác sỹ sẽ xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh. Bác sỹ có thể sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán động kinh và nguyên nhân gây ra nó.

Khám thần kinh: Bác sỹ có thể kiểm tra khả năng vận động, hoạt động trí não và các mảng khác để chẩn đoán và xác định thể động kinh của bạn.

Xét nghiệm máu: Bạn có thể cần phải lấy máu để kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng, các vấn đề di truyền hay các bệnh khác có thể đi đôi với bệnh động kinh.

Bác sỹ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm để phát hiện bất thường của não như:

Điện não đồ (EEG): Đây là xét nghiệm thường dùng nhất để chẩn đoán bệnh động kinh. Nếu bạn bị động kinh, không khó để ghi nhận thay đổi sóng điện não, cả khi thức và khi ngủ…

Chụp cắt lớp (CT scan): Đây là phương pháp dùng tia X để tạo hình ảnh cắt ngang của não. CT có thể phát hiện các bất thường của não có thể gây động kinh như u não, xuất huyết hay các nang.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Máy cộng hưởng từ giúp đo sự thay đổi lưu lượng máu xảy ra khi một khu vực nào đó của não hoạt động.

Các trắc nghiệm thần kinh: Trong các trắc nghiệm, bác sỹ sẽ kiểm tra khả năng suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ của bạn. Kết quả có thể giúp xác định vùng não bị ảnh hưởng.

Liệu pháp điều trị bệnh động kinh hiện nay vẫn là dùng các thuốc kháng động kinh. Ngoài ra việc ứng dụng y học cổ truyền vào chữa trị bệnh động kinh cũng đang là một hướng đi đang được nhiều người quan tâm. Việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên như an tức hương, cao câu đằng kết hợp với các hợp chất của y học hiện đại như taurine, magne clorua… sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh động kinh.

Thùy Trang H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh