Có nên trì hoãn dùng thuốc khi mới mắc bệnh Parkinson?

Ngoài dùng thuốc, có những cách nào khác để kiểm soát bệnh Parkinson?

Run tay lâu năm và mất ngủ, uống thuốc an thần được không?

Thoái hoá não gây run tay chân, phải làm sao để cải thiện?

Có cách nào kiểm soát run vô căn không dùng thuốc?

Dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson có tác dụng phụ không?

Tại sao một số người thường chọn trì hoãn việc dùng thuốc?

Những người bệnh Parkinson mới chỉ có các triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thường quyết định trì hoãn, chưa bắt đầu điều trị ngay lập tức.

Thông thường, các bác sĩ sẽ xem xét tác động của các triệu chứng tới khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của người bệnh. Nếu các triệu chứng thực sự chưa ảnh hưởng quá nhiều, các bác sĩ có thể đồng ý để bạn trì hoãn dùng thuốc tới khi các triệu chứng trở nên rõ ràng, gây ra ảnh hưởng nhiều hơn.

Theo đó, nhiều người không muốn dùng thuốc quá sớm vì lo ngại các tác dụng phụ tiềm ẩn. Ví dụ, việc dùng thuốc levodopa (loại thuốc chính được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson) trong thời gian dài, bạn có thể bắt đầu gặp phải các tác dụng phụ như cử động không tự chủ (rối loạn vận động). Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng và thuốc thường có thể được điều chỉnh để giảm thiểu các vấn đề này.

Hãy lưu ý rằng đôi khi, việc bắt đầu dùng thuốc điều trị Parkinson sớm, ngay từ các giai đoạn đầu của bệnh cũng có thể hữu ích. 

Ngoài dùng thuốc, có những cách nào để kiểm soát bệnh Parkinson trong những giai đoạn đầu?

 

Nhìn chung, điều trị bằng thuốc vẫn là cách chính để kiểm soát các triệu chứng bệnh Parkinson. Tuy nhiên, một số biện pháp khác cũng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh Parkinson hiệu quả.

Theo đó, hoạt động thể chất thường xuyên, tập thể dục đều đặn sẽ giúp người bệnh Parkinson cải thiện các rối loạn vận động, duy trì biên độ vận động. Ngoài ra, thực hiện các liệu pháp như vật lý trị liệu, liệu pháp ngôn ngữ… cũng có thể giúp giải quyết một vài vấn đề người bệnh Parkinson có thể gặp phải.

Khi nào là thời điểm bạn nên cân nhắc dùng thuốc điều trị Parkinson?

Nếu các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày (ảnh hưởng tới khả năng vận động hoặc khả năng giao tiếp xã hội), có lẽ đã đến lúc bạn nên bắt đầu nghĩ đến việc dùng thuốc. 

Nếu bắt đầu cảm thấy cơ thể trở nên cứng nhắc hơn và mất dần khối lượng cơ, việc cải thiện tình trạng này có thể trở nên khó khăn, đặc biệt với những người lớn tuổi. Khi còn trẻ, khả năng phục hồi sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trì hoãn điều trị, tình trạng bệnh có thể tiến triển nhanh hơn và các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Việc bắt đầu sử dụng thuốc có thể giúp kiểm soát bệnh tốt hơn trong thời gian dài.

Phải làm gì để hạn chế tác dụng phụ do thuốc điều trị Parkinson?

Thông thừng, các bác sĩ sẽ luôn trao đổi kỹ với bạn về những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc điều trị Parkinson, ví dụ như rối loạn vận động hay các hành vi bất thường khác.

Nếu bắt đầu dùng thuốc và nhận thấy mình gặp phải các tác dụng phụ, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh liều, hoặc thay đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn. Điều quan trọng là không được tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa trao đổi với bác sĩ. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Vi Bùi (Theo Parkinsons.org.uk)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thần kinh