9 tip để chung sống cùng bệnh suy tim

Bạn đã biết cách sống chung với căn bệnh suy tim?

5 thực phẩm người bị suy tim nên hạn chế

Tăng nguy cơ suy tim vì ăn nhiều chất béo bão hòa

8 sự thật về bệnh suy tim có thể bạn chưa biết

Phụ nữ với bệnh suy tim

Tìm hiểu về căn bệnh suy tim

Càng hiểu về bệnh, bạn càng dễ sống chung với nó. Hiểu về bệnh suy tim có thể giúp việc điều trị tốt hơn vì bạn hiểu bạn sẽ cần phải làm gì. Hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện, đặt câu hỏi với bác sỹ điều trị, đọc sách báo, mạng internet về bệnh suy tim.

Cẩn thận lượng muối tiêu thụ

Ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể giữ nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên tim và các mạch máu đã bị suy yếu, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tốt hơn hết bạn nên hạn chế muối bằng cách tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, đậu phộng rang hay bánh quy… Nên chọn các thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm dán nhãn “không thêm muối” hay “natri thấp”.

Ăn nhiều muối làm tăng áp lực lên tim

Giữ cân nặng ổn định

Những người bị suy tim nên đảm bảo cân nặng ổn định bằng cách theo dõi cân nặng vào cùng một thời điểm hàng ngày. Nếu nhận thấy cơ thể tăng hơn 1,36 kg chỉ trong một vài ngày, hãy báo ngay với bác sỹ của bạn. Đột ngột tăng cân có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy tim đang diễn biến xấu đi. Bạn cần chú ý cả khi cân nặng tăng dần theo thời gian.

Uống thuốc đều đặn

Một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Đan sâm, Vàng đằng, Natto được phối hợp L-carnitine có thể giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, hồi hộp... làm chậm tiến trình suy tim.

Bác sỹ có thể cho bạn sử dụng thuốc lợi tiểu để làm giảm sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể, ngoài ra bạn có thể phải sử dụng thuốc chẹn beta và thuốc ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm áp lực lên tim, tránh để tình trạng suy tim trở nặng.

Bạn cần hiểu rõ về các loại thuốc mình đang sử dụng cũng như nói chuyện với bác sỹ về các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Vận động nhiều hơn

Một trong các triệu chứng của suy tim là tình trạng mệt mỏi. Nghe có vẻ không hợp lý nhưng vận động, tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp bạn chống lại tình trạng mệt mỏi. Tập thể dục cũng làm các cơ tim khỏe mạnh hơn và cải thiện khả năng trao đổi oxy ở phổi.

Bạn có thể tập các bài tập thư giãn cơ bắp, cũng như các bài tập rèn sự dẻo dai cho cơ thể như tập aerobic, đi bộ,…

Cẩn thận lượng chất béo tiêu thụ

Bạn nên có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những loại chất béo này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tim mạch, đồng thời chúng cũng khiến trái tim phải hoạt động nhiều hơn. Các chất béo cũng tham gia vào quá trình hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Kiểm soát lượng chất béo tiêu thụ để tránh làm bệnh suy tim trở nặng

Ăn nhiều rau, trái cây

Bạn có thể ăn chuối, dưa hấu, đậu, nho, khoai tây và củ cải đường để cung cấp đủ kali cho cơ thể. Để giữ tim khỏe mạnh, bạn cần các vitamin và khoáng chất. Các loại rau và trái cây tươi là nguồn vitamin, khoáng chất tự nhiên. Đặc biệt, một số loại thuốc điều trị suy tim có thể làm suy giảm lượng kali trong cơ thể. Thiếu kali, cơ thể có nguy cơ cao mắc rối loạn nhịp tim.

Giảm cân

Thừa cân có thể làm tăng áp lực lên tim, khiến tim phải hoạt động quá sức. Có 2 cách để giảm cân là cắt giảm lượng calo tiêu thụ và tập thể dục để đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể.

Không uống rượu bia, hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tim yếu hơn do trong khói thuốc có chứa các chất kích thích khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn, đập nhanh hơn. Rượu bia cũng gây ra tác dụng tương tự như vậy. Do đó, lời khuyên tốt nhất cho những người bị suy tim là hạn chế uống rượu bia và từ bỏ hút thuốc lá.

Vi Bùi H+ (Theo Inhealth.cnn.com)

TPCN Ích Tâm Khang có chứa Đan sâm, Vàng đằng, Cao natto, L-carnitine giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch