Bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi

90% số người từ 60 tuổi trở lên mắc thoái hóa khớp

Ngăn ngừa thoái hóa khớp: Hãy là bác sỹ của chính mình!

Hơn 78% bệnh nhân thoái hóa khớp gối là người béo phì

Chữa thoái hóa khớp bằng cách nào?

Đối phó với bệnh thoái hóa khớp khi trời lạnh

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn (là phần đệm ở các đầu xương trong ổ khớp) và phần xương dưới sụn. Có đến 90% số người từ 60 tuổi trở lên mắc phải căn bệnh này. Bệnh khởi phát từ từ, ban đầu có dấu hiệu cứng khớp sau đó xuất hiện đau khớp, tăng lên khi vận động kéo dài và giảm khi nghỉ ngơi.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 loại nguyên nhân chính:

Nguyên nhân nguyên phát: Là nguyên nhân hay gặp ở những người tuổi cao. Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Có nhiều yếu tố thuận lợi gặp ở người cao tuổi bị thoái hóa khớp xương như: Tình trạng béo phì, di truyền, có chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp.

Nguyên nhân thứ phát: Xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu…). Một số trường hợp do trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: Bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…). Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến nguyên nhân tự miễn cũng có vai trò nào đó trong thoái hóa khớp ở NCT.

Bên cạnh đó, một số bệnh viêm khớp mạn tính dần dần làm sụn bị hủy dẫn tới thoái hóa khớp như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout...

NCT nên đi khám bệnh định kỳ để biết tình trạng sức khỏe của mình

Dự phòng và điều trị thoái hóa khớp

Bên cạnh việc dùng thuốc, người cao tuổi có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

Để phòng tránh hiện tượng thoái hóa khớp xảy ra thì ngay từ lúc tuổi ngoài 40 nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Khi có hiện tượng nghi ngờ về khớp cần đi khám bác sỹ ngay để được tư vấn đầy đủ. Nên đi khám bệnh định kỳ để biết tình trạng sức khỏe của mình và biết cách phòng tránh.

Đối với NCT cũng cần tập luyện nhẹ nhàng tùy theo sức mình và hoàn cảnh của riêng mình. Cần có sự tập luyện các khớp xương như: Xoay, xoa bóp, đi lại trong nhà, trong sân, trong ngõ (khi lên xuống cầu thang phải hết sức cẩn thận, đặc biệt những cụ tuổi đã cao, sức yếu thì không nên lên xuống cầu thang vì dễ bị sảy chân rất nguy hiểm).

Đi bộ là một hình thức tập luyện rất được nhiều người ưa chuộng nhưng cũng không nên đi xa quá và chiếm nhiều thời gian gây mệt mỏi, đôi khi còn phản tác dụng.

Đình Phong H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già