Bị đái tháo đường type 2: Nên tập thể dục thế nào để giảm đường huyết?

Người bệnh đái tháo đường nên cố gắng duy trì thói quen tập luyện đều đặn, vừa sức

5 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn nên cảnh giác

4 thay đổi trên da có thể cảnh báo bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường: Dùng loại mật ong này giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Mắc đái tháo đường: Nên dùng dầu ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Tại sao tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu?

Tập thể dục có thể giúp giảm đường huyết theo 2 cách sau:

- Giúp làm tăng độ nhạy với insulin của cơ thể: Điều này có nghĩa các tế bào có thể sử dụng insulin hiệu quả hơn để hấp thụ đường trong máu vào tế bào, từ đó chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

- Tập thể dục cũng có thể kích thích một cơ chế khác, cho phép cơ bắp hấp thụ và sử dụng đường để tạo thành năng lượng ngay cả khi không có insulin.

Thói quen tập thể dục quan trọng thế nào với người bệnh đái tháo đường?

Có lối sống lười vận động là một trong những yếu tố khiến đường huyết khó ổn định ở người bệnh đái tháo đường type 2. Tình trạng thừa cân, béo phì ở người bệnh đái tháo đường type 2 cũng thường liên quan ít nhiều tới lối sống lười vận động.

Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục là một trong số những tuyến “phòng thủ” đầu tiên trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2. Thói quen tập thể dục giúp người bệnh giảm và duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn. Về lâu dài, thói quen này còn giúp làm giảm chỉ số HbA1c và giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường.

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm kháng insulin, giảm chỉ số HbA1c

Đặc biệt, tập thể dục là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường type 2. Theo đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vận động thường xuyên có thể làm giảm huyết áp, giảm nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) trong cơ thể.

Người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục thế nào?

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị các hoạt động thể chất sau đây cho người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường type 2:

- Người bệnh đái tháo đường type 2 nên lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp để duy trì lâu dài, ví dụ như đi bộ, chạy bộ, bài tập thể dục nhịp điệu, tập thể dục với dụng cụ tập…

- Hình thức tập thể dục thông dụng và dễ áp dụng nhất: Đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày). Mỗi tuần nên tập kháng lực 2 - 3 lần (kéo dây thun, nâng tạ, chống đẩy).

- Các bài tập dưới nước (bơi lội, đi bộ dưới nước) sẽ tốt hơn cho người bệnh đái tháo đường bị thoái hóa khớp.

- Có thể chia nhỏ thời gian tập trong ngày, ví dụ dành 10 - 15 phút đi bộ nhẹ nhàng sau các bữa ăn, hoặc làm các công việc tiêu tốn nhiều năng lượng như làm vườn, đi bộ lên cầu thang, lau nhà...

- Duy trì tập thể dục đều đặn ít nhất 5 ngày/tuần và không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.

- Sau mỗi 30 phút ngồi làm việc hoặc nghỉ ngơi, người bệnh nên đứng lên vận động đôi chút.

Một vài lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường tập thể dục an toàn

Trước khi bắt đầu thói quen tập thể dục, người bệnh đái tháo đường nên trao đổi với bác sỹ để được tư vấn các bài tập phù hợp, đặc biệt nếu bạn đã mắc phải một số biến chứng đái tháo đường như biến chứng thần kinh, biến chứng mắt, bệnh thận đái tháo đường.

Ngoài ra, những người đang phải tiêm thuốc insulin, phải dùng thuốc sulfonylurea và glinides cũng cần đặc biệt chú ý tới lượng đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục. Tập thể dục có thể gây hạ đường huyết xuống mức nguy hiểm nếu bạn dùng các loại thuốc này.

Dưới đây là một vài lời khuyên khác giúp bạn tập thể dục an toàn hơn:

- Nên ghi lại, theo dõi các hoạt động tập luyện cũng như lượng đường huyết trước và sau khi tập thể dục.

- Uống đủ nước để ổn định đường huyết, ngăn ngừa sốc nhiệt.

- Nhớ khởi động từ 10 - 15 phút trước khi tập luyện.

- Chọn trang phục, đặc biệt là giày tập phù hợp.

- Khi mới bắt đầu thói quen tập thể dục, bạn nên bắt đầu chậm, cho cơ thể thời gian làm quen dần với cường độ tập luyện.

Tập thể dục là một giải pháp kiểm soát đường huyết tự nhiên một cách hiệu quả, tuy nhiên, để luôn duy trì lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn, người bệnh cần đến một chế độ dinh dưỡng khoa học và sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự kết hợp các thảo dược lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá có khả năng tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, giúp giảm đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn và giảm chỉ số HbA1C rất hiệu quả.

Vi Bùi H+ (Theo Dlife)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Glutex - Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Glutex là giải pháp hỗ trợ hiệu quả để giúp những người mới được chẩn đoán đái tháo đường dễ dàng ổn định đường huyết. Với những người mắc đái tháo đường lâu năm khó ổn định chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1c, Glutex còn giúp kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm TPBVSK Glutex.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết