Lưu ý: Dù thực hiện cách chườm nào, bạn cũng không nên thực hiện quá 20 phút mỗi lần. Không bao giờ chườm đá trực tiếp lên da của bạn và giữa 2 lần chườm nên cách nhau khoảng 1 giờ. 

Không dùng đá để chườm vết thương mà phải để trong túi chườm hoặc khăn

Chườm nóng khi nào?

Chườm nóng thường được sử dụng để kiểm soát cơn đau mạn tính và những chấn thương không gây sưng. Chườm nóng ở vùng da bị sưng có thể làm cho tình trạng viêm nặng hơn và khiến vết thương của bạn khó lành hơn. Chườm nóng cũng thích hợp cho những người bị căng cơ, cứng cơ bởi nó giúp cải thiện quá trình lưu thông máu đến một khu vực cụ thể của cơ thể.

 Ai không nên chườm nóng?

Những đối tượng dưới đây không nên chườm nóng vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn:

- Người mắc bệnh đái tháo đường

- Người bị viêm da

- Người đang mắc bệnh mạch máu

- Người mắc bệnh tim hoặc tăng huyết áp nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi chườm nóng. 

Chườm nóng thường được sử dụng để kiểm soát cơn đau mạn tính

Cách chườm nóng đúng

Có 2 cách chườm nóng bạn có thể áp dụng: 

- Sử dụng nhiệt khô như túi sưởi khô và phòng xông hơi

- Sử dụng nhiệt ẩm như khăn nóng hoặc tắm nước nóng

Khi chườm nóng, nên chườm trong 15 phút sau đó nghỉ một giờ trước khi thực hiện lần chườm tiếp theo.