Bạn có biết khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh?
Chườm nóng – chườm lạnh: Lựa chọn đúng cho từng cơn đau
Bạn đã biết chườm lạnh và chườm nóng đúng lúc đúng chỗ?
Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh?
Gifographic: 7 bài tập giúp giảm đau cứng khớp vai
Những ai không nên chườm nóng, chườm lạnh?
Theo bác sỹ Devin RH Smith từ Hệ thống UnityPoint Health (Mỹ): “Những người bệnh đái tháo đường, người bị chấn thương dây thần kinh, tổn thương tủy sống, hoặc người đang dùng các loại thuốc giảm đau nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi chườm nóng hoặc chườm lạnh”.
“Những người này có nguy cơ cao bị tê cóng, hoặc bỏng khi chườm lạnh/chườm nóng, vì dây thần kinh của họ đã bị tổn thương, không thể cảm nhận được nhiệt độ. Ngoài ra, bạn cũng không nên chườm nóng, nếu có các khối u, vì điều này có thể làm tăng sự trao đổi chất, đẩy nhanh tốc độ phát triển của khối u”.
Những người có đầu gối, hông giả cũng không nên chườm nóng, chườm lạnh. Các vật liệu này có thể hấp thụ nhiệt nhanh và gây ra các tác hại nhất định.
Lưu ý khi chườm lạnh
Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng, giảm đau cho các vết thương, đặc biệt là các vết thâm tím, côn trùng cắn. Tuy nhiên, bạn nên đặt một lớp vải mỏng giữa da và túi chườm. Điều này giúp làm giảm nguy cơ tê cóng, dẫn tới hoại tử. Bạn cũng nên chọn các viên đá nhỏ, chúng sẽ dễ dàng tiếp xúc với vết thương hơn.
Một vài lưu ý khác
Nếu vết thương không giảm đau, giảm sưng sau 1 tuần, hãy tới gặp bác sỹ của bạn. Nếu vết thương lâu khỏi, kèm theo các triệu chứng sốt, buồn nôn, ớn lạnh… rất có thể vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng và chườm nóng, chườm lạnh sẽ không có tác dụng trong trường hợp này.
Bình luận của bạn