Có nên sử dụng thuốc nội tiết tố nữ điều trị mụn?

Mụn do rối loạn nội tiết tố xuất hiện phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ

Rối loạn nội tiết tố nữ cần lưu ý những phương pháp cải thiện này

Làm cách nào để bổ sung nội tiết tố nữ từ thiên nhiên?

Nội tiết tố nữ: Bí quyết để chị em luôn vui vẻ và đằm thắm!

Nội tiết tố estrogen có vai trò làm đẹp như thế nào?

Thế nào là mụn nội tiết?

Mụn nội tiết thường xảy ra ở giai đoạn dậy thì, trước hoặc trong thời gian hành kinh, thậm chí cả thời kỳ tiền mãn kinh.

Mụn nội tiết xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, cụ thể là sự biến đổi bất thường của nồng độ androgen làm tăng sản xuất bã nhờn vượt quá mức cho phép, dẫn đến bít tắc nang lông và hình thành mụn.

Mụn nội tiết thường xuất hiện dưới dạng mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, hoặc các nốt sần, phân bố chủ yếu ở vùng chữ T trên mặt, vùng cổ, ngực, vai. 

Điều trị bằng thuốc nội tiết tố

Việc điều trị mụn nội tiết không đơn giản vì nguyên nhân gây mụn không phải nằm bên ngoài, mà là từ sự bất thường của nội tiết tố bên trong cơ thể.

Với các trường hợp bị mụn nội tiết nhẹ có thể tự mua thuốc mà không cần bác sỹ kê toa. Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là Benzoyl peroxide- một loại thuốc bôi ngoài da. Lưu ý khi sử dụng thuốc Benzoyl peroxide phải tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bởi lúc này làn da trở nên nhạy cảm hơn với tia UV.

Trường hợp bị mụn nội tiết vừa và nặng, bạn sẽ phải uống một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa như:

-         Thuốc kháng sinh loại uống như tetracycline, minocycline, erythromycin, doxycycline.

-         Dùng Istotretinoin, áp dụng với trường hợp bị mụn nặng. Istotretinoin rất hiệu quả trong điều trị mụn nội tiết nhưng gây một số tác dụng phụ, trong đó có gây quái thai với phụ nữ mang bầu. Do vậy cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sỹ khi dùng thuốc này.

-         Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ trưởng thành (dưới 16 tuổi không được dùng), bao gồm cả thuốc tránh thai vì đây cũng là một loại thuốc nội tiết. Thuốc tránh thai không dùng cho những người có tiền sử ung thư, tiền sử bị đau tim hoặc đột quỵ, tăng huyết áp hoặc bị chảy máu âm đạo bất thường. Thuốc tránh thai có thể kết hợp với một số loại thuốc kháng androgen khác.

Cũng như với Isotretinoin, những người sử dụng thuốc nội tiết cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo sự an toàn của việc điều trị.

Chăm sóc da khi bị mụn nội tiết

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị mụn nội tiết

Một chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý là điều kiện tiên quyết bạn cần làm trong quá trình điều trị mụn nội tiết. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, đặc biệt là thức ăn nhanh; tránh xa các loại đồ uống có cồn và nước ngọt. Ngoài ra cần ngủ đủ 7 tiếng/ngày.

Khi bị mụn nội tiết, làn da trở nên đặc biệt nhạy cảm, dễ tổn thương. Do đó cần tuân thủ những nguyên tắc Chăm sóc da đúng cách để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng mụn.

Thứ nhất, tuyệt đối không sờ hay nặn mụn. Việc sờ tay lên mụn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nặng hơn. Nặn mụn khiến chất dịch mủ bắn ra vùng da xung quanh có thể làm lây lan mụn trên diện rộng. Ngoài ra việc nặn mụn còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra sẹo.

Thứ hai, làm sạch da đúng cách. Rửa mặt bằng nước ấm 2 lần/ngày vào sáng, tối và sau khi đổ mồ hôi. Trong quá trình rửa tránh dùng lực mạnh có thể làm tổn thương vùng da bị mụn.

Thứ ba, hạn chế trang điểm để da được thông thoáng nhất có thể. Nếu bắt buộc phải trang điểm bạn nên chọn loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, đã được kiểm nghiệm là không gây mụn hay kích ứng. Lớp trang điểm nên mỏng, nhẹ.

Thứ tư, các vật dụng tiếp xúc với da nên sạch và có chất liệu mềm, thoáng, ví dụ khẩu trang, gối, chăn, ga trải giường,… để tránh gây tổn thương cho vùng da bị mụn.

Hoài Phạm H+ (Theo Medical News Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp