5 bước bạn cần nhớ khi xử trí vết ong đốt

Bị ong đốt phải làm sao?

Mẹ cần làm ngay điều này khi trẻ bị côn trùng đốt

Cô giáo trẻ nguy kịch vì ong "lạc" vào mũ bảo hiểm

Mẹo chăm trẻ hen phế quản trong đợt Tết lạnh chính Đông

Cơ trưởng đột tử khi đang điều khiển máy bay chở khách

1. Loại bỏ nọc độc của ong

Xử dụng nhíp hoặc thẻ tín dụng có thể giúp loại bỏ nọc độc của ong trên da

Nọc độc của ong có thể dính lại trên da sau khi bị chúng đốt. Sử dụng một chiếc nhíp, móng tay hoặc vật dụng có bề mặt cứng và phẳng như thẻ tín dụng, có thể giúp bạn loại bỏ nọc độc một cách dễ dàng.

Lưu ý: Đừng quên rửa sạch vết ong đốt trước khi thực hiện điều này. Ngoài ra, khi loại bỏ nọc độc, bạn nên làm thật nhẹ nhàng, tránh nắn bóp vết thương quá nhiều để hạn chế tối đa các tổn thương cho da và ngăn ngừa độc lan ra rộng hơn.

2. Xử lý vết ong đốt

Sau khi rửa sạch hãy bôi kem đánh răng hoặc mật ong lên vết thương

Tiếp theo, bạn cần làm là rửa sạch vết ong đốt bằng xà phòng, sau đó có thể thoa lên đó một lớp mỏng các loại kem hoặc thuốc có tác dụng tiêu độc lên vết thương. Nếu không có thuốc hoặc kem tiêu độc bạn có thể sử dụng các biện pháp thay thế như mật ong, kem đánh răng hoặc hỗn hợp gồm baking soda và nước cũng rất hiệu quả. Cuối cùng hãy băng vùng da bị đốt bằng vải sạch hoặc gạc y tế.

Lưu ý: Chỉ bôi kem đánh răng hoặc mật ong lên vết thương khoảng 20 – 30 phút và nhớ rửa sạch bằng nước mát.

3. Chườm lạnh

Chườm lạnh sẽ giúp làm giảm sưng tấy do ong đốt

Viêm và sưng tấy là điều không thể tránh khỏi sau khi bị ong đốt, tuy nhiên sử dụng biện pháp chườm lạnh trên vùng da bị đốt có thể giúp làm hạn chế điều này. Bạn hãy bọc một vài cục đá trong một tấm vải sạch và chườm nhẹ nhàng. Chườm lạnh sẽ hạn chế dòng chảy của máu dưới da, có tác dụng gây tê, giảm áp lực trên mặt vết thương và giảm đau.

4. Dùng thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng histamine là cần thiết để giảm bớt sự khó chịu và các phản ứng của dị ứng. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào cũng cần được sử dụng theo đúng hướng dẫn và nên hạn chế việc dùng thuốc giảm đau cho trẻ nhỏ.

5. Khi nào cần đến cơ sở y tế?

Nếu bạn là người có cơ địa dễ bị dị ứng, bị nhiều các vết ong đốt hoặc có một trong những triệu chứng nghiêm trọng sau khi bị ong đốt như: Chóng mặt, sưng lưỡi, phát ban da, khó thở,… thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sỹ kiểm tra và có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Quang Tuấn H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp