Bị phù khi mang thai – có nên uống ít nước?

Phù chân khi mang thai có đáng lo ngại?

Video: Bị phù chân khi mang thai phải làm sao?

8 biện pháp khắc phục phù chân

Phù chân khi đứng lâu, điều trị như thế nào?

"Chân voi" khi mang thai, phải làm thế nào?

Tình trạng này xảy ra khi nước thoát ra từ các tế bào vào khoảng gian bào dẫn tới phù, từ đó có thể gây ra nhiều thay đổi sinh lý trong cơ thể, trong đó sưng mặt, cánh tay và chân là khá phổ biến. Và vì thế, người ta tin rằng uống ít nước sẽ có ích, nhưng thực ra không phải như vậy.

Theo TS Y S Nandanwar ở Trường Y Lokmanya Tilak và Bệnh viện Sion, Mumbai (Ấn Độ) khoảng 80% cơ thể chúng ta chứa nước, thứ rất cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể. Nhưng thừa hoặc thiếu nước đều có thể cản trở bơm máu, khiến bạn có nguy cơ bị phù. Ngoài ra, hormone progesterone giải phóng khi mang thai gây giữ nước, từ đó gây phù. Điều này rõ ràng chỉ ra rằng, giảm lượng nước sẽ chỉ làm tình trạng phù nặng thêm.

Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất gây giữ nước trong cơ thể. Các nguyên nhân khác có thể dẫn tới phù gồm thiếu protein (tỷ lệ albumin/globulin bất thường), thiếu máu, bệnh tim, huyết khối và bệnh chân voi. Do vậy, cần tư vấn bác sỹ sản phụ khoa ngay khi bị sưng hoặc phù chân khi mang thai và không nên tự điều trị hoặc chăm sóc tại nhà.

Và vì việc hấp thu chất lỏng (nước), TS Nandanwar khuyên phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 10 - 12 cốc nước (khoảng 3 - 4 lít) hàng ngày. Và hãy nhớ rằng giảm lượng nước uống sẽ không giúp bạn đối phó với phù nề.

BS Cẩm Tú

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp