- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Người bị rối loạn nhịp tim nên bổ sung thêm các dưỡng chất để có hiệu quả điều trị tối ưu
Người bị rối loạn nhịp tim uống cà phê được không?
Bị tim đập nhanh, đập mạnh có làm sao không?
Điều trị block nhánh phải, rối loạn nhịp tim như thế nào?
Block nhánh phải hoàn toàn và không hoàn toàn có nguy hiểm không?
Trong trường hợp bạn muốn bổ sung thêm các dưỡng chất, thảo dược để ổn định nhịp tim, cải thiện rối loạn nhịp tim thì có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Coenzyme Q10
Coenzyme Q10 (hay CoQ10) là một chất chống oxy hóa mà cơ thể có thể tự sản sinh, nhằm thúc đẩy sự phát triển của tế bào. Một nghiên cứu năm 2021 đã chỉ ra rằng nồng độ coenzyme Q10 tập trung cao nhất là ở trái tim. Do đó, bổ sung dưỡng chất này có thể làm giảm tỉ lệ tử vong do các bệnh tim mạch và cải thiện tình trạng tăng huyết áp, suy tim.
Nhiều nghiên cứu cho thấy coenzyme Q10 có tác dụng chống loạn nhịp tim, giúp ổn định nhịp tim đập quá nhanh hoặc không đều. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu lớn hơn để khẳng định chắc chắn quan điểm này. Trước mắt, bạn có thể bổ sung coenzyme Q10 từ các thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá, đậu nành, ngô, olive, hầu hạt cải, các loại hạt và quả hạch khác…
Magne
Magne là một trong những khoáng chất quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể, trong đó có cả chức năng giúp ổn định nhịp tim.
Dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về hiệu quả của việc bổ sung magne cho người bệnh rung nhĩ, song trước mắt đã có một số nghiên cứu chỉ ra lợi ích của thói quen này. Nghiên cứu năm 2020 của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, bên cạnh việc tuân thủ điều trị bằng thuốc Tây, việc bổ sung magne có thể giúp cải thiện tình trạng tim đập nhanh ở người bệnh rung nhĩ. Một bài đánh giá khác được thực hiện năm 2022 cũng cho thấy bổ sung dưỡng chất này có thể giúp phòng ngừa rung nhĩ.
Gừng
Từ lâu, gừng đã là loại gia vị, thảo mộc được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Theo đó, một nghiên cứu năm 2021 cho thấy gừng có nhiều tác dụng bảo vệ tim mạch như:
- Giúp hạ huyết áp.
- Chống kết tập tiểu cầu, giúp ngăn hình thành cục máu đông có thể gây đau tim, đột quỵ.
- Giúp chống tăng mỡ máu, giảm sự tích tụ chất béo trong máu.
Một nghiên cứu năm 2016 trên chuột cho thấy bổ sung 100mg gừng/kg trọng lượng cơ thể/ngày (dưới dạng thực phẩm chức năng) trong 15 ngày có thể giúp giảm đáng kể tỉ lệ rối loạn nhịp tim.
Khổ sâm
Bạn có thể tham khảo dùng thêm sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ thảo dược khổ sâm. Khổ sâm có chứa matrine và oxymatrine giúp ổn định nhịp tim, do cùng lúc tác động đến nhiều cơ chế gây rối loạn nhịp tim. sản phẩm có chứa thành phần khổ sâm kết hợp đan sâm, hoàng đằng, cao natto… sẽ giúp hỗ trợ ổn định nhịp tim, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, lựa chọn sản phẩm được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất sẽ an toàn hơn với sức khỏe, đồng thời tăng cường hiệu quả ổn định nhịp tim do nhiều nguyên nhân.
Vi Bùi (Lược dịch theo Medicalnewstoday)
TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn