Làn da biến dạng vì đái tháo đường

Các bệnh da liễu là biến chứng phổ biến ở những người mắc đái tháo đường

Nên tiêm insulin ở vị trí nào?

Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin

Bí quyết chọn thực phẩm chức năng phòng chống đái tháo đường tốt

Đái tháo đường có hoàn toàn do lười biếng, tham ăn?

Các bệnh da liễu là biến chứng phổ biến ở những người mắc đái tháo đường. Cứ 3 người bệnh thì có 1 người bị biến chứng trên da. May mắn là hầu hết các biến chứng này đều có thể phòng ngừa và điều trị thành công, không gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

Dưới đây là các vấn đề về da liễu mà người bệnh đái tháo đường có thể gặp phải và cách giải quyết:

Ngứa da (Itching)

Người bệnh đái tháo đường thường bị ngứa da vì làn da quá khô do lưu lượng máu đến nuôi dưỡng da bị giảm hoặc bị nhiễm trùng nấm men. Vị trí ngứa thường bị ngứa ở cẳng chân và bàn chân.

Ngừa bàn chân do đái tháo đường

Bên cạnh việc kiểm soát tốt đường huyết, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da sau khi tắm để tránh bị ngứa.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn

Staphylococcus là vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng da ở những người bệnh đái tháo đường do kiểm soát đường huyết kém tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nang lông và sinh ra mụn nhọt hoặc sưng viêm.

Ngoài Staphylococcus gây viêm nang lông, một số vi khuẩn khác gây nhiễm trùng bao gồm:

- Styes gây là nhiễm trùng tuyến mí mắt

- Các vi khuẩn gây nhiễm trùng móng tay

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn cần phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu điều trị không tốt có thể tạo thành một vết loét hoặc ổ hoại tử lan rộng có thể phải cắt cụt chi để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng máu.

Nhiễm nấm (Fungal infection)

Các vùng da  có nếp gấp dễ ẩm ướt (nách, cổ, háng…) là “ngôi nhà” lý tưởng cho các loại nấm sinh trưởng và phát triển. Có ba loại nhiễm nấm phổ biến:

- Nấm bẹn: vị trí thường gặp vùng bẹn và đùi trên, có thể gây nhiễm trùng rộng đến hết háng

- Nấm chân ảnh hưởng đến vùng da giữa các ngón chân

- Bệnh vảy nến hay còn gọi là bệnh ban hồng: Là ban tròn đỏ trên da ở giữa có khoảng trống giống như hình chiếc nhẫn. Ở những người da sậm màu, những vòng này có thể có màu tím hoặc màu nâu.

Bệnh vảy nến

Phụ nữ mắc đái tháo đường có thể nhiễm nấm Candida albicans ở âm đạo hoặc khóe miệng. Ngoài ra, nấm móng có thể gây ngứa ở móng chân, móng tay và bong móng.

Thuốc kháng nấm thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nấm.

Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans)

Bệnh giai đen phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường bị béo phì. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng dày sừng và tăng sắc tố trên da, nhất là ở các nếp gấp (phía sau cổ, nách, dưới vú và bẹn). Khi sờ vào các vết gai đen có cảm giác như sờ vào vải nhung.

Bệnh gai đen thường xuất hiện trước bệnh đái tháo đường và có thể là một dấu hiệu của hiện tượng kháng insulin.

Hiện nay, chưa có thuốc chữa bệnh gai đen. Tuy nhiên, giảm cân có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Bạch biến (Vitiligo)

Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây bạch biến

Bạch biến là một bệnh da mất sắc tố melanin không rõ nguyên nhân, tổn thương là những vùng da không có tế bào hắc tố tạo nên những vùng da mất sắc tố nhưng không mất cảm giác. Bệnh bạch biến thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type1.

Các nốt bạch biến thường xuất hiện trên ngực và bụng, đôi khi xuất hiện ở trên mặt (xung quanh miệng, mũi và mắt).

Có nhiều cách đề điều trị bệnh bạch biến, chẳng hạn như bôi kem steroid, khử sắc tố hoặc điều trị bằng lazer,… Người bệnh cần thường xuyên bôi kem chống nắng có SPF ít nhất 30 để phòng ngừa cháy nắng cho vùng da bị bệnh, giảm rám nắng cho các vùng da xung quanh.

Hoại tử da dạng mỡ (Necrobiosis lipoidica diabeticorum)

Đây là một bệnh lý ở lớp bì do bệnh đái tháo đường làm thay đổi các mạch máu dưới da từ đó làm giảm cung cấp máu nuôi dưỡng da.

Bệnh thường xuất hiện ở vùng da cẳng chân với khởi phát là những ban màu nâu đỏ có viền rõ ràng, theo thời gian các vùng da này bị teo, rụng lông gây mất thẩm mỹ, hiếm khi gây ngứa hoặc rát và thường không cần phải điều trị.

Mụn nước trên da

Xuất hiện khi bạn đã xuất hiện biến chứng thần kinh hoặc lượng đường thay đổi thất thường trong máu. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bạn phá vỡ mụn phỏng này nguy cơ nhiễm trùng sẽ là rất lớn.

U hạt vòng (Disseminated granuloma annulare)

Được đặc trưng bởi các u nhỏ sếp thành hình vòng cung dưới da. Bác sỹ có thể sử dụng một số loại thuốc để làm giảm tình trạng này.

Ban vàng ( Eruptive xanthomatosis)

Thường xuất hiện ở người già do việc kiểm soát cholesterol, đường huyết kém. U nhỏ xuất hiện trên da thường nhỏ bằng hạt gạo, quầng đỏ có thể ngứa hoặc không. 

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu