Đái tháo đường ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?

Đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới bộ phận nào của cơ thể?

Bà bầu có nên sử dụng TPCN đái tháo đường?

Tuân thủ phác đồ điều trị, tại sao đường huyết vẫn tăng?

Suy giảm thị lực do biến chứng đái tháo đường

Những quan niệm sai lầm về đái tháo đường type 2

Cụ thể, TS. Shubhada Jagasia - Khoa Nội tiết, Đại học Y Vanderbilt (Nashville, bang Tenn, Hoa Kỳ) đã chỉ ra những ảnh hưởng thường gặp của đái tháo đường tới các bộ phận bên trong cơ thể:

Não bộ

Đái tháo đường khiến người bệnh có nguy cơ gia tăng đột quỵ gấp 2 - 4 lần, dễ mắc bệnh mất trí nhớ hoặc suy giảm nhận thức sớm do nồng độ đường cao trong máu có thể gây ảnh hưởng tới các huyết mạch đưa máu lên não, theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí PLoS ONE năm 2013. Giữ lượng đường trong máu, huyết áp, cholesterol và chỉ số triglycerides luôn trong phạm vi an toàn là cách thiết thực để bảo vệ não bộ nếu bạn bị mắc đái tháo đường.

Đôi mắt

Hơn 45% bệnh nhân đái tháo đường mắc bệnh liên quan đến võng mạc, do lượng đường huyết dư thừa gây ảnh hưởng tới các mạch máu ở mắt. Người bệnh cũng có nhiều khả năng mắc đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... gây suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Để bảo vệ sức khỏe cho mắt, điều cần thiết là đi khám bác sỹ nhãn khoa thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị để duy trì ổn định mức đường huyết, cholesterol và huyết áp.

Răng nướu

Các bệnh về nướu, răng miệng, rất hay gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh nướu răng còn gây ra vô số vấn đề khác, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc suy giảm khả năng tự chữa lành của cơ thể... Vậy nên, bệnh nhân đái tháo đường nên bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách chải răng, dùng chỉ nha khoa hàng ngày, khám nha khoa theo định kỳ.

Tim mạch

Đái tháo đường làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch (xơ vữa động mạch), từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Những biến cố tim mạch có thể gặp là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, rối loạn mỡ mãu, tăng huyết áp... Tim mạch sẽ được bảo vệ nếu bệnh nhân áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, uống thuốc theo chỉ dẫn và giữ cholesterol, huyết áp, triglycerides trong phạm vi an toàn.

Sức khỏe tim mạch là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bệnh nhân đái tháo đường cần quan tâm

Thận

Khi các mạch máu bị tổn hại, thận phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần chức năng thận sẽ bị suy giảm. Thận hư sẽ bài tiết protein trong nước tiểu, vì vậy xét nghiệm nước tiểu đều đặn có tác dụng giúp bệnh nhân đái tháo đường phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thận. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần giữ lượng đường trong máu và huyết áp ổn định, vì cả hai đều có thể làm gia tăng áp lực lên thận.

Bộ phận sinh dục

Cả nam giới và phụ nữ đều có thể bị rối loạn tình dục do đái tháo đường. Ham muốn thấp, rối loạn chức năng cương dương ở nam và giảm sự nhạy cảm ở âm đạo phụ nữ có thể là kết quả của vấn đề với lưu lượng máu và tổn thương thần kinh đến các cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục của bạn. Hãy nói chuyện với bác sỹ về việc làm sao để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và cách để tránh tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Bàn chân

Các dây thần kinh và mạch máu ở bàn chân dễ bị tổn thương nếu việc kiểm soát đường huyết không tốt, gây tê, ngứa ran, hoặc mất cảm giác. Lưu ý, triệu chứng này khó có thể mất đi cho dù bệnh nhân đã kiểm soát ổn định lượng đường trong máu. Do đó, bạn cần chú ý đến vấn đề này ngay từ khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết