Cách xử trí khi người thân đột quỵ
Sống lành mạnh giảm nguy cơ đột quỵ
Cách phòng đột quỵ ở nam giới hiệu quả
Tăng huyết áp - Nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ
Đột phá mới nâng cao hiệu quả xạ trị ung thư
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) đứng hàng thứ tư trong số những nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân chính gây tàn tật ở người lớn. Vì thế, bạn cần phải trang bị một số hiểu biết nhất định về đột quỵ để bảo vệ mình và người thân. Dưới đây là 7 điều bạn cần phải biết về chứng đột quỵ:
1. Phân loại đột quỵ
Đầu tiên bạn cần biết phân biệt các loại đột quỵ. Đột quỵ phân chia thành 2 loại: Xuất huyết não (vỡ mạch máu não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra ngoài, tràn vào trong gây phá huỷ và chèn ép mô não) và Nhồi máu não (tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc. Dù được gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau nhưng kết quả cuối cùng sẽ là tổn thương não gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Dấu hiệu cảnh báo
Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ là cực kỳ quan trong bởi nó có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời. Hãy để ý các dấu hiệu của đột quỵ ở khuôn mặt, cánh tay, giọng nói… Trong cơn đột quỵ, một người có thể đột ngột thấy tê cứng, không cử động hoặc không nói được, thị lực giảm sút, tim đập nhanh… Nếu vậy thì bạn hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để được hỗ trợ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
Đột quỵ đứng hàng thứ tư trong số những nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân chính gây tàn tật ở người lớn… Ảnh minh họa
3. Triệu chứng ở phụ nữ
Bên cạnh những dấu hiệu cảnh báo mà chúng tôi đã đề cập thì phụ nữ cũng thường có thêm các triệu chứng đặc trưng để nhận biết đột quỵ như: Đau mặt hoặc chân, bị nấc, buồn nôn, cảm thấy mệt, đau ngực, khó khở, hồi hộp… Tất cả các triệu chứng này đều đến rất đột ngột. Xem xét những dấu hiệu này ở những người phụ nữ đang trong trạng thái bình thường thì xuất hiện các triệu chứng mà do phải do tác động của yếu tố bên ngoài.
4. TIA – thiếu máu não cục bộ
TIA (Transient Ischemic Attacks) là tình trạng thiếu máu não cục bộ tạm thời mà bạn cần biết. Nó còn được xem như là yếu tố dự báo những cơn đột quỵ trong tương lai. Các triệu chứng của TIA gần giống với triệu chứng của thiếu máu não cục bộ nhưng chúng không dẫn đến tổn thương hay khuyết tật vĩnh viễn. Trên thực tế, sự tắc nghẽn này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, không gây hại lập tức nhưng bạn không được chủ quan vì chúng thường kéo theo một cơn đột quỵ lớn về sau.
Ảnh minh họa
5. Điều trị và phục hồi cơ bản
Đối với đột quỵ gây ra bởi cục máu đông thì các bác sĩ có thể chỉ định dùng Activase (thuốc tiêu huyết khối) trong vòng 3 giờ đồng hồ đầu tiên để phá vỡ các cục máu đông. Đó là lý do tại sao bạn cần phải phát hiện đột quỵ càng sớm càng tốt. Sau khi cơn đột quỵ được điều trị, bệnh nhân sẽ bắt đầu quá trình phục hồi với vật lý trị liệu và những liệu pháp chuyên môn do bác sĩ hướng dẫn.
6. Phòng ngừa
80% cơn đột quỵ có thể được ngăn ngừa – đây quả là một thông tin tuyệt vời. Thật may mắn khi phòng ngừa đột quỵ không quá khó khăn để thực hiện. Điều quan trọng là bạn cần thay đổi lối sống. Bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu, giữ mức cholesterol và huyết áp của bạn trong một phạm vi tương đối an toàn, tập thể dục thường xuyên, ăn uống theo chế độ ít muối và chất béo cũng góp phần làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
7. Ai cũng có thể bị đột quỵ
Một trong những sai lầm hoang đường nhất về đột quỵ chính là chứng bệnh này chỉ xảy ra đối với người già. Trên thực tế, bất cứ người nào, mọi lứa tuổi đều có thể bị đột quỵ – thậm chí là trẻ sơ sinh! Bên cạnh việc thông tin này khiến bạn ngạc nhiên thì hãy xem xét tầm quan trọng của việc phòng ngừa và phát hiện đột quỵ để có thể bảo vệ mình và người thân được kỹ lưỡng hơn.
Bình luận của bạn