Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề sức khỏe

Sức khỏe con người bị ảnh hưởng mạnh mẽ do biến đổi khí hậu

Peace of Plastic: Mong muốn lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến nhiều người hơn

Môi trường bền vững - yếu tố sống còn đối với ngành F&B?

Bộ Y tế ra công văn về đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường mùa mưa lũ

Tìm hiểu 6 yếu tố môi trường có thể tác động tới sức khỏe của bạn

Ozone làm trầm trọng thêm bệnh phổi

Phổi là cơ quan đặc biệt dễ tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Phổi có nhiệm vụ lọc không khí chúng ta hít thở, trong đó có cả những chất độc hại như ô nhiễm không khí, khí ozone và khói bụi. Nghiên cứu cho thấy, 13% các ca hen suyễn ở trẻ em có liên hệ tới ô nhiễm không khí do giao thông.

Khí ozone được tạo ra khi nhiệt độ cao, ánh nắng và oxy phản ứng hóa học với nhau. Tuy không nguy hiểm bằng bụi mịn, ozone có thể gây kích ứng phổi, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.

Nhiệt độ cao kéo theo nguy cơ bệnh tim mạch

Ngoài béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, thuốc lá… biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch. Trong đó, nhiệt độ cao khiến trái tim phải hoạt động vất vả hơn: Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, máu sẽ được bơm tới da để làm mát cơ thể. Điều này tạo thêm áp lực lên cơ tim, đặc biệt nguy hiểm ở người có bệnh lý tim mạch sẵn có.

Nhiệt độ cứ tăng lên 1 độ C, số ca tử vong do bệnh tim mạch, loạn nhịp tim, ngừng tim… tăng lên 2,1%.

Thời tiết nắng nóng khiến bệnh thận trở nặng

Nhiều người sẽ dễ bị tổn thương thận trong các đợt nắng nóng

Nhiều người sẽ dễ bị tổn thương thận trong các đợt nắng nóng

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng cực đoan, máu được chuyển tới làn da, ít được bơm tới những cơ quan quan trọng như thận. Người không uống đủ nước, dẫn tới mất nước trong ngày trời nóng dễ dẫn tới tích tụ chất thải tại thận, gây tổn thương và suy thận.

Nghiên cứu trên Tạp chí Bệnh thận Hoa Kỳ cho thấy, số liệu theo dõi trong 9 năm cho thấy số ca thăm khám bệnh thận tăng 3% vào những ngày nắng nóng cao điểm.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lyme và các bệnh lây truyền qua vector côn trùng

Biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu tạo ra môi trường lý tưởng cho một số loài côn trùng là trung gian truyền bệnh như bọ ve mang bệnh Lyme, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt vàng da. Những loại côn trùng này cũng di cư tới những vùng nhiệt độ ấm dần, khiến ngày càng nhiều người có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh Lyme gây viêm ở nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể nếu không được điều trị kịp thời gây ra triệu chứng nặng gồm: Méo một bên hoặc cả hai bên miệng, đau khớp xương, đau đầu nghiêm trọng đi kèm với cứng cổ, hoặc chứng tim đập nhanh.

Nắng nóng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần và sa sút trí tuệ

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ

Những hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lụt, cháy rừng… có thể để lại hậu quả lâu dài, thậm chí gây sang chấn với sức khỏe tâm thần của cả một cộng đồng. Trong khi đó, môi trường ô nhiễm không khí, kết hợp với lối sống ít vận động, thiếu ngủ do nắng nóng tác động tiêu cực tới não bộ. Người dân không chỉ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mà còn dễ mắc sa sút trí tuệ.

Ứng phó với biến đổi khí hậu cần sự chung tay của các quốc gia, các tổ chức cũng như hành động của từng cá nhân. Để bảo vệ sức khỏe cũng như Trái đất, bạn có thể chủ động bảo vệ tài nguyên nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm nước, sử dụng phương tiện giao thông công cộng… Tích cực đi bộ hoặc đạp xe, giảm ăn thịt đỏ là những biện pháp vừa giúp cải thiện sức khỏe, lại vừa giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính.

Người dân nên tránh các tác động của biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng máy lọc không khí tại nhà; Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, hoạt động ngoài trời trong bóng râm. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện