Năm 2011, Đại học Havard (Hoa Kỳ) thực hiện một nghiên cứu về sức mạnh của vẻ bề ngoài trong những buổi tuyển dụng. Kết quả điều tra của trường Havard cho thấy, 75% người phỏng vấn có cảm tình và niềm tin vào ứng viên sở hữu khuôn mặt khả ái. Trong mắt phần đông các nhà tuyển dụng, những thí sinh có ưu thế ngoại hình thường tự tin hơn, sáng tạo hơn và có khả năng hoàn thành công việc xuất sắc.
Tại Việt Nam, một trong những yếu tố
để đánh giá bề ngoài là chiều cao. Dù điều này chưa hẳn là điều kiện cần hoặc
đủ để được cho là đẹp, nhưng chiều cao cũng mang lại những lợi thế nhất định về
mặt ngoại hình, thậm chí một số nghề nghiệp còn yêu cầu chiều cao tối thiểu thì
mới có thể làm được, như phi công, tiếp viên hàng không, ngoại giao. Vậy nên,
việc đầu tư phát triển chiều cao cho trẻ cũng là một trong những thứ mà các bậc
cha mẹ ngày nay đang rất chú trọng.
75% người phỏng vấn có cảm tình và niềm tin vào ứng viên sở hữu khuôn mặt khả ái
Canxi và nhu cầu canxi theo từng giai đoạn
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, là một trong những chất mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn. Các nhà khoa học xác định được rằng canxi là nguyên tố hoạt động nhất, ảnh hưởng khá nhiều đến các bộ phận của cơ thể, nhất là quá trình hình thành xương và răng. Khuyến cáo của Viện Y học (IOM) về nhu cầu canxi như sau:
+ 1-3 tuổi: 700mg canxi mỗi ngày
+ 4-8 tuổi: 1.000mg
+ 9-18 tuổi: 1.300mg
Bên cạnh việc hiểu rõ nhu cầu canxi cho từng giai đoạn, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý 3 cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Đó là giai đoạn bào thai, giai đoạn hai năm đầu đời và giai đoạn dậy thì. Trong 3 giai đoạn đặc biệt này, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho trẻ để đảm bảo cho việc tăng trưởng chiều cao tối đa.
Cơ chế hấp thu canxi
Thông thường, chỉ có khoảng 20%-30% canxi từ thực phẩm được cơ thể hấp thu. Canxi không được hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua các dạng khác nhau. Khi có các bệnh đường ruột (tiêu chảy dai dẳng, táo bón…), việc hấp thu canxi cũng kém đi. Với trẻ em, cơ thể trẻ chỉ hấp thu được canxi hòa tan, còn canxi không hòa tan thì không hấp thu được. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam năm 2012, lượng canxi từ bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam trung bình là 482mg so với yêu cầu trung bình là 900mg. Ngay cả ở Mỹ, phần lớn người dân cũng không ăn uống đầy đủ canxi.
Bổ sung canxi hợp lý
Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm: ngũ cốc, đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau dền, xúp lơ xanh, vừng… Vì thế, chỉ cần tăng cường các loại thực phẩm này, cơ thể đã có một lượng canxi cần thiết.
Nhiều người thường cho rằng nước xương hầm sẽ có nhiều canxi tuy nhiên, việc ninh xương không làm canxi hòa tan vào nước mà chỉ làm tăng chất béo.
Canxi trong thực phẩm có nguồn gốc động vật (các loại tôm cá, hải sản…) cũng dễ hấp thu hơn canxi có nguồn gốc từ thực vật.
Do đó, việc ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm sẽ giúp bổ sung đủ lượng canxi mỗi ngày.
Bình luận của bạn