Bộ Y tế khuyến nghị về dinh dưỡng cho trẻ em

Cứ 4 trẻ em Việt thì có hơn 1 bé bị suy dinh dưỡng thấp còi

Hơn 4.000 trẻ em Việt mắc ung thư mỗi năm

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng TP.HCM thấp nhất nước

Suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ

Việt Nam nằm trong top 20 nước có trẻ em suy dinh dưỡng

Bộ Y tế đã đưa ra khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt để đảm bảo cho trẻ em có nguồn dưỡng chất đầy đủ, tránh khỏi nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.

Theo Tiến sỹ Lê Nguyễn Bảo Khanh - Viện Dinh dưỡng quốc gia, vì quá bận rộn, nhiều bà mẹ không thể chăm lo tươm tất bữa ăn gia đình nói chung và cho các con nhỏ nói riêng. Tiến sỹ Bảo Khanh cho rằng, bữa ăn của người Việt hiện nay đang nhiều thịt, chất béo, chất đường ngọt, thức ăn tinh chế, và ít rau củ quả. Thậm chí, nhiều người, bao gồm cả trẻ em còn bỏ bữa hoặc thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh (giàu năng lượng nhưng thiếu vi chất). Chế độ ăn không đầy đủ và không hợp lý đã dẫn tới tình trạng trẻ em bị thiếu dinh dưỡng, ngay cả ở những thành phố lớn. 

Khuyến nghị của Bộ Y tế về nhu cầu muối khoáng cho bé

Phân loại

0 - 6 tháng

7 - 11 tháng 

1 - 3 tuổi    

4 - 6 tuổi     

Calci

(mg/ngày)

300 (a)

400 (b)

400

500

600

Phosphorus 

(mg/ngày)

0 - 5 tháng:

300

6 - 12 tháng:

500

800

800

Magne

(mg/ngày)

26 (a)

36 (b)

53

60

73

Sắt

(mg/ngày)

(k)

9(l)

6

6

Kẽm

(mg/ngày)

1,1 (e) -

6,6 (g)

0,8 (e) -

8,3 (h)

2,4 – 8,4

3,1 – 10,3

Iod

(mg/ngày)

30(p) µg/kg/ngày

15(p) µg/kg/ngày

135

75

110

Selen

(mg/ngày)

6

10

17

21

Trong đó, a: Cho trẻ nuôi bằng sữa mẹ, b: Cho trẻ nuôi bộ, e: Chỉ cho trẻ nuôi bằng sữa mẹ, g: Dùng cho trẻ nuôi bộ, khả năng sinh dụng kẽm thấp vì trẻ ăn sữa làm từ ngũ cốc giàu phytate và đạm thực vật, l: Trong giai đoạn này khả năng sinh dụng sắt có trong khẩu phần biến đổi nhiều, h: Không áp dụng cho trẻ chỉ bú sữa mẹ, p: RNIS tính theo mcg/kg/ngày do thể trọng thay đổi nhiều ở các lứa tuổi này.

Thực phẩm bé cần mà mẹ chưa biết

Ngoài thịt, cá, rau xanh, nhiều người chưa biết rằng những thực phẩm như cải bỏ xôi, bí đỏ, khoai lang, gạo tẻ,… cung cấp nguồn dưỡng chất đáng kể cho trẻ em. Phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở trẻ hãy ăn cải bó xôi vì loại rau xanh này có nguồn dưỡng chất rất phong phú. Ngoài các ưu điểm cung cấp calci và magne giúp hệ xương của bé phát triển lành mạnh, sắt và kali trong cải bó xôi sẽ bổ trợ cho sự phát triển não bộ và tuần hoàn máu. Vitamin A giúp tăng cường thị lực. Trẻ ăn cải bó xôi còn giúp nhuận tràng, tránh viêm đường tiết niệu và không lo đau bụng giun.

Cải bó xôi giàu dưỡng chất cho cả mẹ và bé

Đối với bí đỏ thì tốt cho cả sức khỏe của mọi người nói chung. Với trẻ em, món bí đỏ vừa giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng  vừa ngon miệng vì có vị ngọt và màu sắc bắt mắt. Đây là loại củ quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, kali, magne, sắt, β-Carotene, protein, chất xơ… rất tốt cho máu, thị giác của bé.

Đặc biệt, gạo tẻ là nguồn dinh dưỡng mà đôi khi nhiều bố mẹ có thể “bỏ quên”. Trong gạo có chứa lượng tinh bột, vitamin, protein,… rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Theo PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Ở Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi là 25,9%. Như vậy, cứ 4 bé thì có hơn 1 bé bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Thiếu vi chất dinh dưỡng có ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Đây là lý do tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta còn ở mức cao.

Trong nhu cầu dinh dưỡng của bé còn cần bổ sung lượng Vitamin đầy đủ và khoa học. Nội dung này được cập nhật trong bài tiếp theo.

Hoàng Thanh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ