Bộ Y tế: Đề xuất cho F1 và F0 đi làm, dừng công bố ca mắc COVID-19

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 6/3

Đừng coi thường sức khỏe tinh thần!

Chủ tịch Quốc hội: Đảng, Nhà nước luôn chia sẻ và đồng hành với ngành y tế

F0 tăng vọt lên gần 70.000 ca, TP.HCM triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ em

Gợi ý 7 loại trái cây màu đỏ giúp tăng cường miễn dịch

Trong giai đoạn diễn biến mới của dịch COVID-19 Bộ Y tế đã có nhiều đề xuất mới đáng lưu ý. Theo đó, Bộ đề xuất các trường hợp F0 không có triệu chứng, trong thời gian 7 ngày cách ly, được tự nguyện tham gia làm việc. Các đơn vị, địa phương bố trí cho F0 làm việc trực tuyến, không tiếp xúc với người xung quanh. F0 cũng được tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm COVID-19 tại gia đình, tại cơ sở lưu trú hoặc bệnh viện; Tuân thủ 5K. F0 làm việc tại bệnh viện phải có biện pháp phòng hộ, thường xuyên xét nghiệm; Không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với người bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao.

Đối với F1 được phép tham gia thực hiện các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Nếu đến cơ quan làm việc, F1 cần được bố trí khu vực riêng, đảm bảo khoảng cách, thoáng khí; Không tập trung đông. F1 được di chuyển bằng phương tiện cá nhân từ nhà đến nơi làm việc; Quá trình di chuyển không tiếp xúc với cộng đồng; Đeo khẩu trang.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề xuất tạm dừng thông báo số ca nhiễm SARS-CoV-2. Lý giải cho đề xuất này, Bộ Y tế cho rằng để tránh gây hoang mang vì số ca nhiễm chỉ là 1 trong 8 chỉ số để đánh giá cấp độ dịch, chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh.

Về vấn đề nhập cảnh vào Việt Nam, Bộ Y tế cũng có đề xuất người nhập cảnh vào Việt Nam trong 24 giờ đầu thực hiện xét nghiệm (trừ trẻ em dưới 2 tuổi không bắt buộc) và có kết quả âm tính thì được rời khỏi nơi lưu trú và tham gia các hoạt động ngoài nơi lưu trú, thay cho đề xuất trước đây là phải ở lại nơi lưu trú trong 72 giờ đầu khiến nhiều doanh nghiệp du lịch than là khó thu hút du khách.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng test nhanh, máy đo SpO2... tăng cao, dẫn tới khan hiếm nguồn hàng, có hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Bộ Y tế có văn bản đề nghị các đơn vị ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuẩn bị kế hoạch và phương án đảm bảo nguồn cung trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng sản phẩm; Đồng thời chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất, nguồn hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt đối với test xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo SpO2... Ngoài ra, thực hiện công khai giá và cập nhật giá thường xuyên, không để tình trạng chênh lệch giữa giá công bố trên trang thông tin điện tử cao nhưng giá giao cho nhà phân phối, bán lẻ thấp.

Từ 12h ngày 6/3, các nhà hàng ăn uống, quán cơm, quán bia, ăn sáng, quán cà phê, giải khát, các dịch vụ ăn uống trong các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh; Các cơ sở làm đẹp, cắt tóc, gội đầu, spa, làm móng... tại Lào Cai được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như: Vũ trường, quán bar, karaoke, massage, Internet, trò chơi điện tử tiếp tục tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

TP. Phủ Lý (Hà Nam) có 43 cán bộ y tế mắc COVID-19; Huyện Bình Lục, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, có 63 cán bộ nhân viên y tế bị mắc COVID-19. Một số trạm y tế thậm chí tất cả cán bộ nhân viên y tế đều mắc COVID-19.

Ngày 5/3, tất cả các Trạm kiểm soát y tế liên ngành phòng, chống dịch COVID-19 trên các tuyến giao thông cửa ngõ vào tỉnh Cao Bằng dừng hoạt động. Trước đó, khi hầu hết các tỉnh đã dỡ các chốt, trạm kiểm soát y tế liên ngành phòng dịch COVID-19 thì tỉnh Cao Bằng vẫn tiếp tục duy trì 7 chốt, trạm từ giữa năm 2021 đến nay.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn