Bột ngọt tiềm ẩn những tác dụng phụ đáng sợ.
Phát hiện 4 tấn bột ngọt Trung Quốc nhập lậu
Bắt giữ hàng trăm bao bột ngọt không rõ nguồn gốc
Nêm bột ngọt khi nào là phù hợp?
Cách dùng bột ngọt không hại sức khỏe
Bắt kho hàng chứa hơn 4 tấn bao bì bột ngọt, bột giặt giả
Tổn thọ với bột ngọt
Tại Việt Nam, bột ngọt thường được sử dụng hàng ngày trong đời sống ẩm thực của người miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên những tác dụng phụ của bột ngọt cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như chúng ta dùng quá nhiều.
Gây hen suyễn: Đối với những người bị hen, khi sử dụng bột ngọt nên cẩn thận. Bột ngọt có thể gây khó thở nặng. Trong một số trường hợp, có thể cần phải yêu cầu sự chăm sóc của y tế khẩn cấp. Một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins cho thấy, bột ngọt có thể gây ra bệnh hen suyễn ở một số cá nhân. Các nghiên cứu khác cũng khẳng định bột ngọt có thể gây thiệt hại cho các tế bào não và hệ thống thần kinh trung ương. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác còn cho rằng, bột ngọt có mối tương quan trực tiếp với bệnh Alzheimer.
Tổn thương hệ thần kinh: Bột ngọt là một lớp hóa chất gọi là excitotoxins. Excitotoxins là những chất gây tổn thương não và tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương. Excitotoxins có xu hướng ảnh hưởng đến phần hypothalmus của não, kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể chẳng hạn như sự tăng trưởng, mô hình giấc ngủ, tuổi dậy thì và ngay cả sự thèm ăn.
Bột ngọt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng nếu sử dụng quá nhiều
Ngoài ra, có một số người không nên dùng bột ngọt. Đó là:
- Người có thể trạng nhạy cảm (như hay bị nhức đầu, đỏ mặt, đau gáy, nôn mửa...). Nếu dùng, các triệu chứng trên sẽ xảy ra nhanh chóng và nhiều hơn.
- Người mắc bệnh tăng huyết áp, thận hoặc tim.
- Trẻ em: Việc cho bột ngọt vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ làm thay đổi khẩu vị và gây nghiện bột ngọt (khi không có, trẻ sẽ không ăn).
Một số lưu ý để sử dụng bột ngọt đúng cách
Bột ngọt là một loại gia vị nên chỉ có vai trò làm tăng thêm vị ngon cho món ăn, chứ không cung cấp chất dinh dưỡng. Các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, đường, chất béo, vitamin, khoáng chất…cần được cung cấp từ các nguồn thực phẩm thịt, cá, rau, củ, quả… Không nên xem bột ngọt là một chất dinh dưỡng thay thế chất đạm cần thiết hàng ngày.
Bột ngọt là gia vị tăng thêm vị ngon cho món ăn chứ không cung cấp chất dinh dưỡng
- Tránh nhiệt độ cao khi nấu ăn: Nêm bột ngọt ở nhiệt độ cao dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong bột ngọt, không những thay đổi hương vị mà còn có hại cho sức khỏe. Nhiệt độ 70 - 90 độ C là tốt nhất để bột ngọt hòa tan trong các món ăn. Vì vậy thời gian tốt nhất để cho loại gia vị này vào là khi đã tắt bếp và món ăn hơi nguội.
- Kiêng các món ngọt: Khi nấu các món có độ ngọt hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như củ cải, cà chua… Không nên cho thêm bột ngọt vào những món này, nó sẽ dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có. Lượng vừa đủ một người/ngày không nên tiêu thụ quá 6gr bột ngọt. Qúa lượng này dễ gây đau đầu, sốt, buồn nôn, lượng đường trong máu cao và các triệu chứng khác.
- Tránh nhiệt độ thấp: Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội quá cũng không tốt, bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức, tránh các món chua. Khi nấu các món có vị chua không nên cho bột ngọt vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho bột ngọt vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể.
Cách tốt nhất khi chế biến các món ăn là nêm bột ngọt khi món ăn đã được chế biến xong
- Cấm kỵ với các món chiên: Với các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, không nên cho trực tiếp bột ngọt lên trên bề mặt vừa mất hương vị đặc trưng lại tổn hại cho dạ dày.
- Thời điểm để nêm bột ngọt vào món ăn: Khi được đun tới nhiệt độ trên 120 độ C, bột ngọt có thể bị chuyển hóa thành sodium glutamate, làm mất hương vị tự nhiên của các món ăn và gây độc hại cho người sử dụng. Không những thế, việc cho bột ngọt vào trước khi nấu còn làm cho món ăn có vị đắng rất khó ăn và không tốt cho sức khỏe. Cách tốt nhất là nêm bột ngọt khi món ăn đã được chế biến xong. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho chúng ta mà nó còn làm tăng hương vị cho món ăn. Đối với các món trộn hoặc nộm, có thể hòa tan bột ngọt với một chút nước rồi mới cho vào.
Thạc sỹ Lưu Thủ Nghị - Đại học Nông lâm TP.HCM, cho biết: "Bột ngọt là muối của acid glutamic, một chất có vai trò rất quan trọng trong việc truyền tín hiệu của thần kinh. Nếu dùng quá nhiều, lượng bột ngọt dư thừa sẽ làm rối loạn hoạt động của não, gây mất trí nhớ, đồng thời làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh. Nó còn hủy diệt tất cả các thụ thể (những điểm tiếp giáp của dây thần kinh ở não)".
Bình luận của bạn