Không chỉ làm việc hùng hục mới gây ra kiệt sức

Kiệt sức là gì, dấu hiệu kiệt sức và nguyên nhân kiệt sức?

Các thực phẩm ngăn ngừa kiệt sức do nhiệt

Mùa nắng nóng, coi chừng kiệt sức vì “cạn nước”

Bác sỹ đột tử sau 24 giờ làm việc không nghỉ

10 dấu hiệu cho thấy bạn đang kiệt sức

Kiệt sức cũng thường bị nhầm lẫn với hội chứng mệt mỏi mạn tính (chronic fatigue syndrome - CFS). Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện bản thân có đang kiệt sức hay không nhờ những triệu chứng sau:

Theo TS. Adam Rindfleisch - Đại học Wisconsin (Mỹ), có một số lý do phổ biến sau có thể là thủ phạm gây mệt mỏi:

Tập luyện quá sức: Sau mỗi lần tập luyện cơ thể sẽ thiếu dinh dưỡng trầm trọng, nếu không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, cơ bắp và các tế bào liên tục bị phá vỡ, cuối cùng dẫn đến kiệt sức.

Mất ngủ: Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi năng lượng, phục hồi các tế bào và cơ bắp bị tổn thương. Nếu bạn ngủ không đủ 7 - 8 tiếng/đêm sẽ dẫn tới mệt mỏi và thiếu sức sống, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Bất dung nạp gluten: Nhạy cảm với gluten có xu hướng liên quan đến một nhóm các phản ứng gluten, đa phần chỉ là một triệu chứng của căn bệnh nào đó, ví dụ như các bệnh tự miễn và bệnh celiac. Bệnh ảnh hưởng đặc biệt tới đến ruột non - nơi tiếp nhận thực phẩm thoát ra từ dạ dày. Trong thực tế, gluten (có trong bột mì, yến mạch) phản ứng bất thường với các enzyme trong ruột non gây ra phản ứng viêm, chính điều này làm tổn thương niêm mạc ruột non. Khi ruột non viêm nhiễm, cơ thể không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu, dẫn đến suy dinh dưỡng và mệt mỏi.

Thiếu máu: Đây là một trong những thủ phạm gây mệt mỏi, kiệt sức thường xuyên. Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu, bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác gây thiếu máu là do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu folate.

Đái tháo đường: Khi bị đái tháo đường, đường huyết cao và cơ thể không sản xuất đủ insulin để chuyển đường thành năng lượng. Khi đó, cơ thể sẽ giáng hóa kho mỡ dự trữ và protein để cố gắng giải phóng thêm glucose. Đó là lý do tại sao những người bị đái tháo đường kuôn cảm thấy mệt mỏi và sút cân.

Lạm dụng cà phê: Một cốc cà phê buổi sáng sẽ kích thích cortisol và adrenaline giúp chúng ta tỉnh táo, nhưng nếu lạm dụng sẽ bị phản tác dụng. Nếu bạn uống cà phê liên tục cả ngày sẽ làm cạn kiệt những kích thích tố đó và dẫn đến sự mệt mỏi.

Mất nước: Mất nước xảy ra khi lượng dịch mất đi khỏi cơ thể nhiều hơn lượng dịch đưa vào. Cơ thể sẽ không có đủ nước và các chất dịch khác để thực hiện những chức năng bình thường. Thiếu nước nhẹ là bình thường và có thể dễ dàng trị khỏi chỉ bằng cách uống nước. Nhưng khi bị thiếu nước trầm trọng, bạn có thể cần phải truyền nước để lấy lại lượng dung dịch đã mất và cân bằng điện giải trở lại. Nếu thiếu nước nghiêm trọng hơn mà không được chữa trị, bạn có thể bị ngất, chóng mặt, tụt huyết áp, tim đập nhanh, giảm lượng nước tiểu. Thiếu nước nặng có thể gây tử vong vì suy thận hoặc tim ngừng đập.

Gặp vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp điều khiển các chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm não, tim, gan, thận và da. Suy giảm hormone tuyến giáp sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ năng lượng bởi nó làm thay đổi các phản ứng hóa học trong cơ thể và cũng có thể có ảnh hưởng đến huyết áp, gây mệt mỏi.

Chán nản, sa sút tinh thần: Chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine không cân đối trong bộ não có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và mức năng lượng của cơ thể. Giấc ngủ điều tiết hormone melatonin, được tạo ra từ serotonin, vì vậy nếu các chất này tiết ra không cân đối sẽ khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Mất ngủ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ việc gây chán nản, căng thẳng đến mệt mỏi.

Lo lắng, căng thẳng: Lúc này, cơ thể đốt cháy quá nhiều hormone adrenaline làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone, tạo ra biến thiên nhịp tim và huyết áp dao động, tất cả đều có thể dẫn đến mệt mỏi.

Biết Tuốt H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp