Phẫu thuật nối liền chi thể đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ và cực kì chi tiết
Ca phẫu thuật 'thần kỳ': Nối lại đầu cho cậu bé bị tai nạn giao thông
Giải mã tin đồn về hóa xạ trị và phẫu thuật điều trị ung thư
Y tế tuần: Lần đầu tiên dùng robot mổ ung thư phổi
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được tài trợ bộ cấy ốc tai điện tử MED-EL
Theo chia sẻ của BS Hoàng Văn Hồng - Phụ trách Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện gần đây đã tiếp nhận một trường hợp khẩn cấp ngay trong đêm: Người bệnh nhập viện trong tình trạng bàn tay phải dập nát và nhiều tổn thương phức tạp.
Bệnh nhân cho hay, tai nạn xảy ra khi bàn tay bị cuốn vào máy đảo vữa. Bệnh nhân được mọi người xung quanh đưa đi cấp cứu ngay, nhưng lại không đến thẳng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đáng tiếc, phần chi thể không thể bảo tồn và tái tạo vì dính nhiều đất cát và có nguy cơ nhiễm trùng.
Các bác sĩ đánh giá, đây là một ca nặng với tổn thương rất phức tạp, mạch máu (tĩnh mạch, động mạch) và thần kinh đều bị dập nên xử trí rất khó khăn. Khi đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã qua giờ vàng (6 giờ), nếu đến sớm hơn thì tiên lượng có thể tốt hơn.
Trước tình huống khẩn cấp, ekip phẫu thuật đã tập trung xử trí bằng việc lập tức huy động tất cả các nguồn lực, máy móc, thiết bị và nhân lực để bảo tồn phần chi thể của người bệnh. Các bác sĩ đã chuyển ngón tay giữa thay thế cho ngón tay cái của người bệnh. Ngón cái giữ chức năng rất quan trọng trong bàn tay, việc nỗ lực bảo tồn và tái tạo có thể hạn chế khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống. Một ngày sau phẫu thuật, tình trạng của người bệnh đã ổn định.
Qua ca bệnh này, các bác sĩ nhận định, người dân cần trang bị kỹ năng cần thiết về bảo quản phần chi thể đứt rời trong các tình huống khẩn cấp. Điều này có thể ảnh hưởng nhiều tới việc bảo tồn và tái tạo, giúp người bệnh sớm hồi phục chức năng cũng như thẩm mỹ sau này.
BS Hoàng Văn Hồng khuyến cáo: Phần chi thể đứt rời cần được rửa cẩn thận dưới vòi nước sạch hoặc nước muối sinh lý, lấy gạc sạch thấm khô. Sau đó, bọc vào gạc ẩm, cho vào túi nylon buộc lại rồi cho vào túi nước đá. Sử dụng túi nylon là để tránh chi thể tiếp xúc trực tiếp với nước đá dẫn đến bỏng lạnh.
Sau khi đã hoàn thành các bước để bảo quản phần chi thể, lập tức di chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất. Tuy nhiên, cần tỉnh táo lựa chọn các bệnh viện lớn và uy tín, tránh để qua giờ vàng và di chuyển qua nhiều cơ sở gây mất thời gian, ảnh hưởng tới kết quả của ca phẫu thuật.
Bình luận của bạn