Đường huyết cao sẽ gây tổn thương đến thần kinh, thận, mạch máu và mắt
5 triệu chứng không ngờ của bệnh đái tháo đường
Gợi ý các chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường cần bổ sung vitamin gì?
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Bước 1: Tự kiểm tra lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sỹ để có hướng khắc phục cụ thể và kịp thời.
Bước 2: Vạch ra một chế độ dinh dưỡng chi tiết dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng.
Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ để có cảm giác no lâu, tránh ăn quá nhiều và không bị tăng cân. Nếu bạn đang ăn theo một chế độ dinh dưỡng có chỉ số đường huyết thấp, nên tập trung vào những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết dưới 55.
Nên quy định lượng carbohydrate bạn nạp vào trong suốt một ngày. Chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ sẽ cho bạn biết số lượng carbohydrates bạn nên ăn mỗi ngày.
Bước 3: Đi bộ ít nhất 20 - 30 phút hầu hết các ngày trong tuần. Ngoài đi bộ, các bộ môn khác như đạp xe hoặc bơi lội cũng giúp bạn quản lý tốt lượng đường trong máu.
Bước 4: Dùng thuốc đúng liều lượng theo quy định của bác sỹ.
Bước 5: Tự kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày xem có các vết bầm, vết loét xuất hiện hay không. Bệnh đái tháo đường thường bắt đầu gây tổn hại đến các dây thần kinh ở bàn chân (như giảm lưu thông máu và cảm giác ở chân). Bên cạnh đó, nên đi khám và xét nghiệm sức khỏe tổng thể mỗi năm để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.
Bước 6: Đừng ngại ngùng hỏi bác sỹ các vấn đề xung quanh bệnh đái tháo đường. Chẳng hạn như cách quản lý lượng đường trong máu hiệu quả, làm thế nào để tăng độ nhạy của insulin hoặc đồ ăn khuya mà không ảnh hưởng đến sức khỏe…
Bước 7: Ngủ ít nhất 6, 7 giờ hoặc hơn giúp cho các dây thần kinh và các bộ phận khác có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Điều này sẽ làm giảm các vấn đề liên quan đến đái tháo đường của bạn, chẳng hạn như đường huyết. Nếu cảm thấy khó ngủ, hãy thử một vài phương pháp đơn giản như tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách có nội dung giải trí. Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, một lần nữa, hãy chia sẻ với bác sỹ để có được sự tư vấn kịp thời.
M. Hiếu H+ (Theo WikiHow)
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1783/2014/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn