Gợi ý các chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường

Chế độ ăn 5:2 cải thiện độ nhạy của insulin

Tiền đái tháo đường - Ai có nguy cơ?

Người bệnh đái tháo đường nên ăn quả gì?

Miễn phí tham dự trại hè đái tháo đường trẻ em

Top trái cây cực tốt cho người đái tháo đường

1. Chế độ ăn 5:2

Chế độ ăn 5:2 hay còn gọi là chế độ ăn kiêng không liên tục (IF) là một trong những “trào lưu” ăn kiêng trong những năm gần đây. Ăn kiêng không liên tục được hình thành từ ý tưởng ăn chay nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Hướng dẫn cụ thể cho chế độ ăn này như sau:

- Ăn chay 2 ngày/tuần: Nam giới ăn 600 calorie/ngày, phụ nữ ăn 500 calorie/ngày. Bạn có thể chọn bất kỳ ngày nào trong tuần để ăn chay, miễn là không phải hai ngày liên tục.

- Ăn uống thoải mái trong 5 ngày còn lại với lượng khuyến cáo: 2.500 calorie/ngày đối với nam và 2.000 calorie/ngày đối với nữ.

Chế độ ăn 5:2 cải thiện độ nhạy của insulin, vì thế, đây có thể là lựa chọn hấp dẫn cho những người thừa cân/béo phì hoặc bị tiền đái tháo đường không phải dùng thuốc hạ đường huyết.

Vào những ngày ăn chay, cơ thể không được cung cấp đủ lượng calorie cần thiết nên buộc phải sử dụng năng lượng, chất béo và đường tích trữ. Điều này có thể giúp giảm cân và cải thiện đáng kể mức đường huyết và cholesterol.

Nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng chế độ ăn 5:2

Gợi ý thực đơn cho một ngày ăn chay (500 – 600 calorie/ngày):

- Trứng (mỗi quả trứng cỡ trung bình chứa khoảng 65 calories);

- Thịt ức gà nướng bỏ da (190 calories/100gr);

- Tôm (105 calories/100gr);

- Cá (không chiên giòn – 135 calories/100gr).

*Lưu ý: Nếu bạn đang phải bổ sung insulin hoặc uống các loại thuốc hạ đường huyết như sulphonylurea hoặc glinide, việc ăn chay theo chế độ IF có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người bị đái tháo đường ăn chay không liên tục. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng chế độ ăn này.

2. Chế độ ăn GI thấp

Người bệnh đái tháo đường nên ăn những thực phẩm có GI thấp

Theo Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NIH), chế độ ăn GI thấp là sự lựa chọn hợp lý cho người bệnh đái tháo đường.

Trước hết, cần hiểu GI (Glycaemic Index) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của các thực phẩm sau khi ăn. Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: Thấp (<55), trung bình (55 - 69) và cao (>70).

Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Ngay sau khi được đưa vào cơ thể, các thực phẩm này sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành glucose, khiến đường huyết tăng vọt nhưng cũng giảm xuống rất nhanh. Các loại thực phẩm GI cao bao gồm: Bánh mỳ trắng, nước ngọt, bánh quy, khoai tây và cam.

Ăn các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết sẽ tăng – giảm từ từ và giữ nguồn năng lượng ổn định. Các thực phẩm có GI thấp bao gồm: Bánh mỳ ngũ cốc, sữa, đậu,  rau diếp, súp lơ xanh, cải bắp, ớt, rau xanh và quả mọng (berries)….

Lợi ích của chế độ ăn GI thấp đối với bệnh đái tháo đường: Các thực phẩm có GI thấp sẽ chuyển hóa thành glucose chậm hơn, tránh tình trạng tăng – giảm đường huyết đột ngột. Vì thế, nó giúp người bệnh quản lý đường huyết hiệu quả hơn. Ngoài ra, các thực phẩm GI thấp sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và tiêu thụ ít thức ăn hơn thực phẩm GI cao.

*Lưu ý: Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên cám, có GI thấp nhưng lại có lượng carbohydrate cao. Carbohydate cũng là một yếu tố làm tăng đường huyết. Điều này được coi là nhược điểm lớn nhất của chế độ ăn GI. Vì thế, ngoài việc lựa chọn thực phẩm, người bệnh cũng nên kiểm soát khẩu phần để hạn chế lượng carbohydrate.

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng