Tập trung nguồn lực phát triển ngành Dược Việt Nam

Ngành Dược Việt Nam đang được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển - Ảnh: Sức khỏe+

Công ty Cổ phần Dược phẩm Meracine ra mắt TPBVSK men ống vi sinh mới Bio-meracine

Những điều cần nhớ khi bảo quản thuốc tại gia đình

Phát hiện 3 lô thuốc giả mạo nhà sản xuất Dược phẩm TW 3

"Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực dược phẩm"

Triển vọng ngành Dược Việt Nam

Theo PGS.TS Lê Văn Truyền, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chuyên gia Cao cấp Dược học, ngành công nghiệp Dược Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 7,3%. Thị trường thuốc Việt Nam đạt khoảng 7 tỷ USD (2023), bình quân tiêu thụ thuốc đạt 70 USD/người, tăng gấp 10 lần so với năm 2000. Ngành Dược Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm qua.

“Đây chính là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp Dược với tiềm năng trở thành trung tâm Dược phẩm và Y tế của khu vực”, PGS.TS Lê Văn Truyền nhấn mạnh.

PGS.TS Lê Văn Truyền cho rằng, bên cạnh những thách thức, ngành Dược Việt Nam cũng có những tiềm năng để phát triển mạnh mẽ - Ảnh: Sức khỏe+

PGS.TS Lê Văn Truyền cho rằng, bên cạnh những thách thức, ngành Dược Việt Nam cũng có những tiềm năng để phát triển mạnh mẽ - Ảnh: Sức khỏe+

Theo ông Ali Ijaz Ahmad, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Makara Capital (Singapore), với quy mô nền kinh tế vượt qua 400 tỷ USD và dân số đạt hơn 100 triệu người, Việt Nam có thị trường chăm sóc sức khỏe nói chung và thị trường Dược phẩm đầy hấp dẫn với các nhà phát triển sản phẩm.

Ông Ali cũng cho biết thêm: “Việt Nam đang ở giai đoạn giống như Singapore, Nhật Bản hay Hàn Quốc… trước kia. Nghĩa là sau giai đoạn mời gọi nhiều doanh nghiệp tới đầu tư, Việt Nam cần có những thay đổi chính sách để kéo thêm doanh nghiệp ở các lĩnh vực công nghệ cao, R&D… để chuyển mình mạnh mẽ trong vòng 10-20 năm tới.”

Giải pháp nào để phát triển công nghiệp Dược Việt Nam?

Tập trung các giải pháp phát triển ngành công nghiệp Dược Việt Nam - Ảnh: Sức khỏe+

Tập trung các giải pháp phát triển ngành công nghiệp Dược Việt Nam - Ảnh: Sức khỏe+

Với góc nhìn chuyên gia, PGS.TS Lê Văn Truyền cho rằng, cần có chính sách đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất và nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy Dược phẩm hiện có; đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp Dược để xây dựng và phát triển nhà máy mới, đặc biệt các nhà máy sản xuất thuốc sinh học/sinh học tương tự… Cùng với đó, mỗi doanh nghiệp cần xem xét, điều chỉnh, thay đổi chiến lược phát triển trung và dài hạn để phù hợp với đường lối của Nhà nước, môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Dược Việt Nam.

Theo bà Trần Thị Thư, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam (VNPCA), cho rằng chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định rất rõ về quan điểm, mục tiêu và lộ trình phát triển ngành công nghiệp dược. Doanh nghiệp cần tận dụng nội lực để vươn lên.

Bà Thư gợi ý: “Có thể tận dụng nguồn lực qua hợp tác đầu tư, thu hút nguồn lực từ các công ty đa quốc gia, nhà phát triển sản phẩm Dược tiên tiến.”

Bà cũng khuyến nghị, doanh nghiệp nên dựa vào định hướng của Chính phủ, ngành và địa phương để xây dựng kế hoạch và nguồn lực từ ngắn hạn đến dài hạn, đồng thời cơ cấu lại danh mục đầu tư phù hợp theo thế mạnh và phân khúc hướng tới.

Chẳng hạn, các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất sản phẩm chủ lực, tránh trùng lặp với doanh nghiệp khác có thế mạnh và dây chuyền sản xuất hiện đại hơn. Doanh nghiệp mới thành lập/doanh nghiệp EU – GMP có thể hướng tới phân khúc thị trường ETC với sản phẩm thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị, biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tham vấn kỹ lưỡng với các cơ quan quản lý và chuyên gia, tránh vấp phải sai lầm như một số đơn vị trong quá khứ.

Về phía nhà đầu tư nước ngoài, ông Ali Ijaz Ahmad, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Makara Capital (Singapore) cho biết, đầu tư vào ngành Dược đòi hỏi thời gian đầu tư dài, chi phí đầu tư lớn. Theo đó, yếu tố quan trọng nhất để các nhà đầu tư “rót vốn” và chuyển giao công nghệ là tìm được các đối tác hợp tác tin cậy, bao gồm cả doanh nghiệp và địa phương; khả năng thương mại hóa của dự án nhằm đảm bảo dòng tiền thu về.         

Về tầm nhìn của chủ doanh nghiệp, bà Võ Thị Tuấn Anh, Chủ tịch Tập đoàn Newtechco cho biết, trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp ngành Dược có tiềm lực tài chính thấp và phân tán tài nguyên như hiện nay thì việc xây dựng hệ sinh thái từ nghiên cứu sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất các sản phẩm Dược đến phát triển các kênh phân phối rộng khắp là rất cần thiết.  

Được biết, Newtechco Group đã dành nguồn lực tài chính và mời gọi nhà đầu tư quốc tế, chuyên gia công nghệ tham gia đầu tư vào dự án Khu công nghiệp Dược – sinh học tại tỉnh Thái Bình. Đây sẽ là dự án đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho không gian phát triển ngành Dược – sinh học, là nơi hội tụ các chuyên gia về công nghệ sinh học và hóa Dược phẩm, đầu tư sản xuất, chuyển giao công nghệ, giáo dục – đào tạo, cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của ngành Dược – sinh học Việt Nam. 

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý