Già hóa dân số, đô thị hóa và tiến bộ công nghệ sẽ định hình bối cảnh y tế
Tương lai ra sao khi Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới?
Ngành dược cần làm gì để cạnh tranh ngay trên sân nhà?
“Ma trận” thị trường TPCN – “Nóng” trên diễn đàn Quốc hội
Tại sao Thụy Điển, Đan Mạch ngừng tiêm vaccine Moderna cho người dưới 30 tuổi?
Già hóa già số gia tăng
Ông Albert Bourla chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình toàn cầu đã tăng đáng kể, từ 34 tuổi vào năm 1913 lên 72 tuổi vào năm 2022 và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, đi cùng với đó là sự gia tăng của các bệnh mạn tính và những thách thức mới đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Hiện nay, gần 80% người trên 65 tuổi mắc ít nhất một bệnh mạn tính. Đồng thời, sự xuất hiện của các bệnh mới, vốn ít được chú ý trong quá khứ đang tạo ra áp lực lớn hơn đối với việc phát triển các giải pháp y tế sáng tạo.
“Chúng ta cần tìm cách chăm sóc số lượng lớn bệnh nhân cao tuổi mà không làm hệ thống y tế vốn đã quá tải trở nên căng thẳng hơn,” ông Bourla nhấn mạnh.
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ
Ngoài dân số già hóa, quá trình đô thị hóa cũng đang định hình mạnh mẽ hệ thống y tế toàn cầu. Theo ông Bourla, hiện tại hơn 56% dân số toàn cầu sống tại các khu vực thành thị và con số này dự kiến sẽ đạt gần 70% vào năm 2050.
Việc sống trong các đô thị với cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ giúp một số người dân tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ y tế và thuốc men. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số nhanh chóng tại các thành phố lớn cũng đặt ra áp lực to lớn đối với hệ thống y tế, từ tình trạng quá tải bệnh viện đến nhu cầu mở rộng nguồn lực và cơ sở vật chất.
“Nếu không quản lý tốt, tốc độ đô thị hóa có thể gây ra những thách thức khó lường,” ông Bourla cảnh báo.
Sự phát triển công nghệ
Trong bối cảnh các thách thức trên gia tăng, công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), đang nổi lên như một công cụ mạnh mẽ giúp ngành y tế đối mặt với những áp lực này.
AI đã và đang thay đổi cách thức nghiên cứu và phát triển thuốc. Bằng cách phân tích các protein và các con đường sinh học liên quan đến bệnh, AI có thể dự đoán chính xác các hợp chất hóa học tiềm năng, giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu và tăng hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, công nghệ AI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp điều trị chính xác hơn, giảm thiểu tác dụng phụ và tối ưu hóa hiệu quả chăm sóc, đặc biệt cho người cao tuổi với hệ miễn dịch suy giảm.
Thiết bị đeo thông minh và các cảm biến y tế cũng đang cách mạng hóa lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Các thiết bị này giúp theo dõi các chỉ số sức khỏe theo thời gian thực, nhắc nhở dùng thuốc và cảnh báo sớm khi có dấu hiệu bất thường. Những giải pháp như vậy không chỉ nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân mà còn giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế.
Giải pháp cho những thách thức toàn cầu
Theo ông Bourla, để vượt qua những thách thức do dân số già hóa và đô thị hóa mang lại, sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức khoa học và các cơ sở học thuật là yếu tố then chốt.
Ông kêu gọi phá vỡ các rào cản về chia sẻ thông tin, đảm bảo an toàn dữ liệu và thúc đẩy sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Các chính phủ cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng y tế và xây dựng chính sách hỗ trợ. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần cam kết đổi mới liên tục và sử dụng dữ liệu một cách có trách nhiệm.
“Những thách thức mà chúng ta đang đối mặt là rất lớn, nhưng khả năng sáng tạo và hợp tác của con người còn lớn hơn nhiều,” ông Bourla khẳng định.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và tinh thần hợp tác toàn cầu, ông Bourla tin rằng ngành y tế sẽ đạt được những bước tiến vượt bậc, mang lại lợi ích thiết thực cho hàng triệu người trên thế giới và xây dựng một hệ thống y tế bền vững cho các thế hệ tương lai.
Bình luận của bạn