Cảm xúc tiêu cực là điều không thể tránh khỏi của hầu hết mọi người
Cảm xúc tiêu cực có thể "giết người"
Thiền - Phép chữa bệnh tự thân
5 thực phẩm góp phần cải thiện tâm trạng hiệu quả
5 loại trà giúp cải thiện tâm trạng cho người bị trầm cảm
Nhận biết và chấp nhận cảm xúc tiêu cực
Thất bại trong một chuyện gì đó thường mang lại cảm xúc tiêu cực, khó chịu. Tuy nhiên nếu bạn cố gắng giảm thiểu hoặc đánh lạc hướng bản thân để thoát khỏi cảm giác này lại có thể phản tác dụng về lâu dài. Trước tiên, bạn cần nhận ra cảm xúc tiêu cực của mình và cho phép bản thân có thời gian để trải qua sự tổn thương.
Tuy nhiên, bạn không nên chăm chú, đắm chìm vào cảm xúc đó quá lâu vì điều này sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực hơn, đặc biệt nếu bạn tự đổ lỗi cho chính mình.
Đừng biến thất bại là chuyện cá nhân
Với một số người, khi thua cuộc, thay vì nhận thức rằng bản thân đã trải qua một bước thụt lùi, họ lại coi mình như một kẻ thất bại, cảm giác thất bại vì thế trở nên nặng nề hơn, khiến bạn stress hơn, thậm chí có nguy cơ trầm cảm.
Bạn hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc, không khiến vấn đề thất bại hay thành công đặt nặng lên bản thân, mà hãy xem đó là trải nghiệm trên chặng đường cố gắng không ngừng. Thất bại, hay thành công không làm thay đổi bản chất con người bạn. Thất bại đó không định nghĩa danh tính của bạn rằng: Bạn là người thất bại.
Đừng lo lắng về những gì người khác sẽ nghĩ về bạn
Đôi khi quan điểm của chúng ta về thành công và thất bại bị ràng buộc bởi những gì người khác sẽ nghĩ về chúng ta, hoặc về cách chúng ta nghĩ rằng người khác sẽ đánh giá chúng ta. Có một sự thực rằng bạn không thể kiểm soát những gì người khác nghĩ. Bạn cũng không nên làm điều gì đó nếu chỉ để làm hài lòng người khác.
Xu hướng này cũng sẽ giúp bạn dễ dàng chấp nhận những thất bại không thể tránh khỏi theo hướng tích cực trên chặng đường làm những việc vì bạn muốn đạt được, chứ không phải vì sự hài lòng của người khác, do đó cũng giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng hơn.
Chịu trách nhiệm đúng mức
Chúng ta đều đã gặp những người luôn sẵn sàng đổ lỗi cho người khác, cho bối cảnh, tình huống nào đó nếu họ không thành công như: Trọng tài đã thiên vị, giáo viên đó không thích tôi và đó là lý do điểm của tôi rất thấp, giá như tôi không bị ốm tôi đã không bỏ lỡ quá trình tập luyện…
Điều quan trọng là bạn phải nhận ra khi nào các yếu tố bên ngoài, yếu tố khách quan đã ảnh hưởng đến sự thành công của bạn. Bạn không cần và cũng không nên cố đổ lỗi cho bản thân về mọi thứ, đặc biệt nếu nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là bạn phải nhận ra những gì bản thân bạn đã làm để cải thiện vấn đề và ảnh hưởng đến sự thành công của bạn. Chẳng hạn như, bạn đã thực sự học tập chăm chỉ hơn để chuẩn bị cho kỳ thi? Bạn đã toàn tâm cho công việc? Bạn đã thực sự chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn đó một cách tốt nhất có thể? Bạn có thực sự đã cố gắng hết mức có thể?... Để vượt qua cảm xúc thất bại tiêu cực, phát triển bản thân, bạn phải chịu trách nhiệm về những yếu tố mà bạn có thể kiểm soát và tránh ngụy biện.
Xem thất bại như một trải nghiệm để cải thiện
Đừng nghĩ thất bại chỉ đơn thuần là thất bại. Thất bại cũng chỉ là tạm thời. Hãy coi đó là thử thách để bạn thấy rằng mình cần phải cải thiện tâm trạng, phát triển bản thân, rèn luyện nhiều kỹ năng tốt hơn. Đặc biệt, hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có thể đã làm gì khác đi để đạt được kết quả tốt hơn. Sau đó, hãy xem xét cách bạn có thể áp dụng nó vào thực tế, vào hiện tại và cả tương lai để giúp bạn khắc phục, cải thiện cho lần sau.
Bình luận của bạn